Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp cần phải thực hiện ra sao?

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là việc quan trọng và giúp cho người nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có thể bảo hộ được tài sản trí tuệ của mình 1 cách tốt nhất

Không phải ai cũng hiểu rõ cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Do đó để giúp đỡ cho quý khách hàng đang có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp bài viết xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất đó chính là phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu. Đây là thủ tục quan trọng để đảm bảo cho các danh mục sản phẩm hàng hóa có trong hồ sơ đăng ký được thông qua một cách hợp lệ nhất. Theo như bảng phân loại hàng hóa thì sản phẩm nông nghiệp sẽ được xếp vào nhóm 29, 30 và 31.

– Nhóm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

– Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở…

– Nhóm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.

Tra cứu nhãn hiệu của sản phẩm nông nghiệp

Nếu bạn không muốn quá mất nhiều thời gian cũng như hạn chế việc bị từ chối khi đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ thì bạn nên tiến hành công việc tra cứu nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ. Nếu có sự trùng lặp thì bạn nên điều chỉnh để nâng cao khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền thành công.

Vậy tra cứu nhãn hiệu có hai hình thức, tùy theo tính thuận tiện mà bạn có thể lựa chọn hình thức tra cứu phù hợp.

– Tra cứu sao bộ thì quý khách sẽ được tra cứu miễn phí và kết quả sẽ trả trong hai ngày làm việc.

– Tra cứu không chính thức tại cục sở hữu trí tuệ sẽ được tiến hành tra cứu và kết quả sẽ trả sau từ 2 đến 5 ngày kể từ khi nhận được mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.

Để đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

– Danh mục sản phẩm nông sản cần đăng ký nhãn hiệu nêu ở trên

– Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí theo quy định

– Giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu (gửi lại cho quý khách khi nhận được yêu cầu).

Xem thêm:

Công bố chất lượng thực phẩm

Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Hiện Nay Như Thế Nào?

Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp thì chủ sở hữu sẽ đem hồ sơ này đến nộp cho cục sở hữu trí tuệ. Khi nhận được đơn đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền cục sẽ tiến hành làm việc theo quy trình sau đây:

– Xem xét (thẩm định) hình thức đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm;

– Công bố đơn đăng ký;

– Xem xét nội dung đơn đăng ký;

– Cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký)

– Tư vấn các vấn đề pháp luật về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung

– Tra cứu nhãn hiệu chính xác và nhanh chóng

Nếu như trường hợp đơn đăng ký bảo hộ của bạn không có khả năng bảo hộ hoặc khả năng bảo hộ thấp sẽ được tư vấn điều chỉnh để tăng khả năng bảo hộ thành công.

Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://luathoangphi.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan