Đăng ký Thành lập Công ty ở đâu?

Để thành lập công ty thành công, các chủ thể cần chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự và thủ tục luật định.

Hiện nay, do nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng có nhiều công ty được thành lập nên để phù hợp với nhu cầu, quy mô sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ được các quy định của pháp luật về việc đăng ký thành lập công ty ở đâu?.

Trong bài chia sẻ lần này, Luật Dân Việt sẽ chia sẻ về thủ tục thành lập doanh nghiệp để Quý độc giả có thể dễ dàng trong việc thực hiện thủ tục này.

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì?

Khi thành lập công ty, các chủ thể tiến hành cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên cả nước;

– 01 bản Điều lệ Công ty hợp lệ theo quy định của pháp luật;

– Danh sách thành viên của công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhân thân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân, cổ đông là cá nhân bao gồm nhà đầu tư nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương của thành viên là tổ chức và Giấy ủy quyền; bản sao giấy tờ nhân thân của người đại diện tổ chức;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, tùy vào trường hợp thực tế và ngành nghề kinh doanh của công ty mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu cần phải có thêm các giấy tờ như:

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Văn bản thỏa thuận vốn góp của các thành viên hoặc vốn điều lệ của công ty trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề, bằng cấp của người thành lập doanh nghiệp, Tổng Giám đốc, Giám đốc và các chức danh khác của công ty trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ của các chức danh đó.

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?

Sau khi chuẩn bị được hồ sơ nêu trên, các chủ thể tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ – CP bao gồm các cơ quan sau:

– Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh: Cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tư.

Các tỉnh, thành phố đều chỉ có một Phòng đăng ký kinh doanh trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể có hai Phòng đăng ký kinh doanh.

– Ở cấp huyện, quận: Cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Tài chính – kế hoạch trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên, Phòng Tài chính – kế hoạch chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký đối với hộ kinh doanh nên khi thành lập công ty, các chủ thể cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của công ty.

Lưu ý, đối với một số trường hợp, các công ty có chuyên môn chuyên ngành thuộc các bộ khác, được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành có thể được nộp tại các cơ quan đăng ký kinh doanh khác.

Ví dụ: Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật TNHH phải nộp hồ sơ thành lập tại Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà Giám đốc công ty luật là thành viên hoặc nơi có trụ sở của công ty nếu luật sư tham gia thành lập thuộc nhiều Đoàn luật sư.

Xem thêm:

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH

Thành lập Công ty Bất động sản

Các bước thành lập công ty như thế nào?

Để việc đăng ký thành lập công ty được thuận lợi, các chủ thể cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi đăng ký thành lập công ty

– Lựa chọn loại hình công ty: Các cá nhân cần phân tích kỹ các mặt có lợi, các mặt bất lợi của các loại hình công ty, đánh giá và đưa ra quyết định loại hình công ty cuối cùng.

– Xác định tên công ty: Đặt tên, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký thành công, từ đó đề xuất thay đổi trước khi đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Lựa chọn trụ sở công ty: Tuân thủ các quy định của pháp luật về trụ sở của công ty. Nếu lựa chọn không đúng thì hồ sơ thành lập công ty có thể bị trả lại.

– Xác định vốn điều lệ công ty nhất là trường hợp ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Tùy vào loại hình công ty cụ thể, ngành nghề kinh doanh của công ty, chủ thể thành lập công ty mà hồ sơ cần những giấy tờ khác nhau theo phần trình bày phía trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Các chủ thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầy đủ đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo phần trình bày phía trên để được xem xét và xử lý hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Bước 5: Công ty hoàn thiện các thủ tục sau đăng ký theo quy định

– Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu;

– Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở của công ty;

– Đăng ký khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế tại nơi công ty đăng ký kinh doanh;

– Kê khai thuế và hoàn thiện các nghĩa vụ với cơ quan thuế….

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan