Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu công ty cố phần

Doanh nghiệp xác định những người lao động là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động (gọi tắt là “HĐLĐ”) trong bảng sau đây:

Loại bảo hiểm

Người lao động

Người lao động là công dân nước ngoài

Người quản lý doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội

(BHXH)

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ:

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.

Trừ các trường hợp:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động năm 2012 – nói cách khác, người lao động cao tuổi là công dân nước ngoài thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia.

Chỉ những người quản lý nào có hưởng tiền lương của doanh nghiệp (có HĐLĐ với doanh nghiệp).

Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

(BHTNLĐBNN)

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN.

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì cũng là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN.

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng áp dụng BHTNLĐBNN.

Bảo hiểm y tế

(BHYT)

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ:

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ:

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHYT.

Bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN)

Đang làm việc cho doanh nghiệp theo HĐLĐ:

1. HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. HĐLĐ xác định thời hạn.

3. HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Không là đối tượng bắt buộc tham gia.

Là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì là đối tượng tham gia BHTN.

Trong bảng trên, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có sử dụng người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động có làm việc ở nhiều nơi thì trách nhiệm tham gia bảo hiểm của người sử dụng lao động có những quy định riêng biệt – xem chi tiết tại công việc “Giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi” và “Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác“.

Doanh nghiệp sử dụng người lao động là đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN nêu trên có trách nhiệm phải đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động khi ký kết HĐLĐ.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Hồ sơ tham gia BHXH – BHYT – BHTN bắt buộc gồm:

  1. Tờ khai đơn vị tham gia thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH);
  2. Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-TL ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH);
  3. Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH);
  4. Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-BHXH);
  5. Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (nếu có) (theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH);
  6. HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng (đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Nơi nộp: Cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đối với người lao động làm việc tại các chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì tham gia BHXH tại địa bàn đó hoặc tham gia BHXH tại Công ty chủ quản của chi nhánh đó.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Lưu ý: Hiện nay, các Cơ quan BHXH ưu tiên thực hiện các thủ tục bảo hiểm thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua các phần mềm kê khai bảo hiểm trực tuyến, nếu doanh nghiệp có chữ ký số thì có thể đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc phần mềm để sử dụng.

Xem thêm: Thủ tục Hợp nhất Doanh nghiệp

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết cùng chuyên mục