Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Như Thế Nào?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giới hạn với các chủ thể là cá nhân/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà các tổ chức, hội ngành nghề muốn bảo hộ nhãn hiệu, dấu hiệu của sản phẩm, dịch vụ mà mình kinh doanh cũng có thể tiến hành đăng ký bảo hộ. Hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này được quy định rõ là đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể phải thực hiện như thế nào? Luật Dân Việt sẽ đưa ra một số đặc điểm về khái niệm, hồ sơ và thủ tục để quý khách hàng tham khảo như sau:

Đăng ký nhãn hiệu tập thể là gì?

Đăng ký nhãn hiệu tập thể là việc một tổ chức được thành lập bởi các thành viên là cá nhân hoặc doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình. Tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức mình với các sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân/doanh nghiệp khác ngoài tổ chức mình.

Cụ thể, tại Khoản 17, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu tập thể như sau:

“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Theo đó, một hiệp hội chuyên sản xuất rau sạch hoặc chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể của mình, chỉ để cho các thành viên trong hiệp hội sử dụng nhãn hiệu này mà các thành viên khác ngoài hiệp hội không được phép sử dụng.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu;

– 05 Mẫu nhãn hiệu in màu (nếu nhãn hiệu có màu sắc và thiết kế cách điệu);

– 01 Giấy ủy quyền (Khi nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Dân Việt);

– 01 Bản sao công chứng văn bản xác nhận tư cách nộp đơn (Ví dụ: quyết định thành lập tổ chức)

– 02 Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– 02 Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể cần thể hiện rõ các thông tin sau:

– Thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;

– Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);

– Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu…);

– Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Cơ chế giải quyết tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp.

Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể. Trình tự giải quyết tương tự như trình tự của các đơn đăng ký thông thường khác, đều trải qua 3 giai đoạn: thẩm định hình thức, đăng công báo và thẩm định nội dung.

Kết quả cuối cùng, nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam với thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, được gia hạn nhiều lần liên tiếp đến khi không có nhu cầu sử dụng.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chuẩn Chỉnh Mới Nhất

Vi Phạm Nhãn Hiệu, Thương Hiệu Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Đăng ký nhãn hiệu tập thể đơn giản với dịch vụ của Luật Dân Việt

Đăng ký nhằm bảo hộ các quyền, khai thác các lợi ích từ nhãn hiệu tập thể là nhu cầu của rất nhiều cá nhân, tổ chức hiện nay. Tuy vậy, nếu không vững vàng về chuyên môn, dày dặn về kinh nghiệm, khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể, các chủ thể khó tránh khỏi những vướng mắc, sai sót, thậm chí không thể thực hiện thành công thủ tục. Vậy có giải pháp đơn giản nào giúp đăng ký nhãn hiệu tập thể hiệu quả? Câu trả lời chính là sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể từ A-Z của Luật Dân Việt.

Luật Dân Việt là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật, do đó có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn để đại diện các khách hàng thực hiện đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu (trong đó có nhãn hiệu tập thể) nói riêng. Dịch vụ của Luật Dân Việt nhận được sự tin tưởng tuyệt đối bởi Quý khách hàng không chỉ bởi sự uy tín của đơn vị, sự chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên môn mà còn bởi quy trình thực hiện dịch vụ giúp khách hàng đạt được những lợi ích tối ưu. Cụ thể, khi Quý khách sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể của Luật Dân Việt, dịch vụ được thực hiện theo quy trình gồm các bước như sau:

Bước 1: Tư vấn sơ bộ và giao kết hợp đồng pháp lý:

Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu, trình tự thực hiện đăng ký nhãn hiệu và các khía cạnh pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, đội ngũ chuyên viên của Luật Dân Việt thực hiện tư vấn sơ bộ trước đăng ký qua thư tư vấn (email), qua điện thoại, hoặc tư vấn trực tiếp. Khi khách hàng đồng ý với những nội dung về dịch vụ của Luật Dân Việt, hai bên sẽ giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trong đó có đầy đủ thông tin về các công việc thực hiện, tiến độ và hiệu quả công việc, phí dịch vụ, trách nhiệm của Luật Dân Việt trong trường hợp phát sinh vướng mắc, hiệu quả công việc không đạt được,… từ đó giúp khách hàng minh bạch thông tin.

Bước 2: Hướng dẫn cung cấp thông tin và soạn hồ sơ:

Chuyên viên thực hiện thủ tục sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có sẵn về mẫu nhãn hiệu (nếu có), giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh tư cách tổ chức,… để hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ được chúng tôi soạn thảo trên cơ sở quy định pháp luật và những thông tin khách hàng cung cấp nên đảm bảo tính chính xác, hợp lệ. Ngoài ra, theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ kết hợp tra cứu nhãn hiệu và soạn hồ sơ để đảm bảo đem lại hiệu quả cao khi thực hiện đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ và thực hiện các công việc cần thiết tại cơ quan nhà nước:

Luật Dân Việt theo ủy quyền đại diện khách hàng nộp hồ sơ, phí và lệ phí tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi theo dõi sát sao việc xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ để kịp thời xử lý vướng mắc phát sinh, phản hồi kịp thời những yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ, yêu cầu phản đối đăng ký nhãn hiệu từ chủ thể khác,… từ đó giúp thủ tục đăng ký diễn ra suôn sẻ.

Bước 4: Bàn giao kết quả tới khách hàng:

Chúng tôi nhận Văn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao tới Khách hàng theo thỏa thuận và hướng dẫn thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu để khai thác các lợi ích từ việc sử dụng nhãn hiệu.

Sau đăng ký, Luật Dân Việt vẫn đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc xử lý cách hành vi xâm phạm, giải quyết tranh chấp có liên quan. Ngoài ra, trong trường hợp Quý khách có nhu cầu thực hiện một số thủ tục như chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, cấp lại văn bằng bảo hộ,… có thể liên hệ tới Luật Dân Việt để được hỗ trợ nhanh chóng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan