Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam Có Khó Không?

Hàng hóa có nhãn hiệu sẽ thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng. Chính vì vậy, Luật Dân Việt luôn khuyến khích khách hàng đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt.

Tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường đang tăng cao, Việt Nam cũng từng bước gia nhập với các tổ chức thương mại thế giới làm cho hoạt động giao thương trở nên mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp để có thể tồn tại chính là phải khẳng định uy tín và củng cố chỗ đứng trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác. Một trong những công việc cần thiết đó là đăng ký nhãn hiệu, vậy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có khó không, bài viết này sẽ hướng dẫn cho Quý khách hàng thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu

Có thể nói đăng ký nhãn hiệu không phải là một thủ tục mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải làm nhưng lại hết sức cần thiết và quan trọng. Bản chất của việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu là hình thức ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu đó trước pháp luật

Nếu cá nhân, tổ chức khác có hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi đó chủ sở hữu chỉ cần dùng giấy chứng nhận nhãn hiệu là bằng chứng có giá trị pháp lý để chứng minh quyền của mình. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý vi phạm với những hành vi xâm phạm kia.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:

– Được sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu. Lúc này chủ sở hữu có thể gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh dịch vụ, các loại giấy tờ, tài liệu giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Được quyền lưu thông, quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu để bán, lưu trữ hàng hóa mang nhãn hiệu để bán. Được quyền nhập khẩu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Có quyền cấm, không cho phép chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Trường hợp cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu với mục đích kinh tế, hay gây ảnh hưởng đến nhãn hiệu… đều bị xử lý trước pháp luật.

– Có quyền định đoạt nhãn hiệu. Bởi vì nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp muốn chuyển nhượng hay chuyển giao nhãn hiệu cho người khác hoàn toàn có thể thực hiện thông qua một hợp đồng theo quy định pháp luật, khẳng định bằng văn bản.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Để có thể đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm của mình, cá nhân/tổ chức đăng ký cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: 02 tờ khai theo mẫu quy định

– Mẫu nhãn hiệu đăng ký: tối thiểu 07 mẫu nhãn hiệu

– Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đính kèm

Hoàn thiện xong hồ sơ người nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Lúc này sẽ là giai đoạn thẩm định nhãn hiệu với 02 bước chính là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có vấn đề Cục có thể ra thông báo yêu cầu sử đổi, bổ sung đơn, tài liệu, giây tờ. Toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 12 – 18 tháng cho đến khi được cấp văn bằng. Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối sẽ có thông báo bằng văn bản từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Xem thêm:

Cách Nhận Biết Nhãn Hiệu Chuẩn Mà Ai Cũng Cần Nhớ

Tra Cứu Nhãn Hiệu Độc Quyền Như Thế Nào?

Địa điểm đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Người nộp đơn có thể đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam ở Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

– Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở số 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (024) 3858 3069. Email: congnghethongtin@noip.gov.vn, vietnamipo@noip.gov.vn.

– Tại thành phố Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 3920 8483 Fax: (028) 3920 8486.

– Tại Đà Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 388 99 55 Fax: (0236) 388 9977.

Ngoài ra, nếu người nộp đơn ở những tỉnh, thành phố khác có thể liên hệ các tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ để tổ chức đó thay mặt chủ sở hữu làm việc trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Có thể nói đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là một quá trình tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Để tránh trường hợp bị từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu sau một thời gian dài chờ đợi, các bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ.

Là một tổ chức có quyền đại diện, Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thay mặt khách hàng làm mọi thủ tục với Cục Sở hữu trí tuệ, đảm bảo đúng thủ tục pháp lý, nhanh chóng, tận tâm nhất. Hãy liên hệ với Luật Dân Việt theo các thông tin sau để được hỗ trợ:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan