Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Các Quốc Gia Đông Nam Á, Asean Mới Nhất

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường khu vực Đông Nam Á, các sản phẩm của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này rất nhiều. Do vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Luật Dân Việt sẽ tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á để khách hàng tham khảo.

Đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á, Asean đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, vì những trở ngại trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật mà hầu hết các doanh nghiệp đều không biết cách thực hiện thủ tục đăng ký cũng như cách tính chi phí. Do vậy, bài viết này, Luật Dân Việt sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết về các vấn đề liên quan.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á

Việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài tốn kém chi phí tương đối cao so với việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Do đó, mọi người hãy cân nhắc và chỉ nên đăng ký khi có nhu cầu thực sự. Bên cạnh đó, thay vì đăng ký tại tất cả các quốc gia, mọi người chỉ nên lựa chọn những quốc gia tập trung đông khách hàng mục tiêu.

Về cơ bản, quy trình đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á không khác nhiều so với quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu

Tương ứng với các quy trình trên, Luật Dân Việt sẽ đi vào chi tiết như sau:

Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, khách hàng nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu để xác định rằng tại thời điểm nộp đơn nhãn hiệu này có tương tự hoặc trùng lặp với nhãn hiệu của người khác hay không. Ngoài ra kết quả tra cứu còn chỉ ra rằng việc sử dụng nhãn hiệu nêu trên của khách hàng có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của một bên thứ ba nào khác hay không, trong trường hợp khách hàng tiến hành sử dụng nhãn hiệu của mình trước khi tiến hành việc đăng ký và được bảo hộ.

Chi phí tra cứu cho 01 sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á như sau:

STT Tên quốc gia Phí chính thức

(US$)

Phí dịch vụ

(US$)

Tổng

(US$)

1 Laos 80 60 140
2 Cambodia 100 80 180
3 Thailand* 300 150 450
4 Myanmar 150 100 250
5 Indonesia 200 100 300
6 Philippines 200 100 300
7 Singapore 400 150 550
8 Brunei 450 150 600
9 Malaysia 400 150 550
10 Vietnam 10 15 25
TỔNG: 3.345

Lưu ý:

– Việc tra cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính bắt buộc.

– Chi phí trên chưa bao gồm 5% VAT tính trên phí dịch vụ của Bên B

Nộp đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu

Tất nhiên, để tiến hành nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền, mọi cá nhân, tổ chức đều phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định. Phụ thuộc vào việc mọi người lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ nào cho nhãn hiệu của mình: bản quyền hay độc quyền mà các hồ sơ, tài liệu sẽ khác nhau. Thông thường, đối với hình thức đăng ký nhãn hiệu mọi người nên đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền. Thứ nhất vì hình thức này có khả năng bảo hộ tốt hơn, đảm bảo quyền lợi chủ sở hữu/tác giả. Thứ hai, nhãn hiệu muốn được đăng ký bản quyền phải có tính thẩm mỹ. Còn đăng ký độc quyền thì không yêu cầu.

Xem thêm:

Lệ Phí Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Tại Cơ Quan Nhà Nước

Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Mới Nhất Như Thế Nào?

Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á

STT Tên quốc gia Phí chính thức

(US$)

Phí dịch vụ

(US$)

Tổng

(US$)

1 Laos 194 100 294
2 Cambodia 185 100 285
3 Thailand* 450 200 650
4 Myanmar 275 150 425
5 Indonesia 200 100 300
6 Philippines* 600 350 950
7 Singapore* 900 350 1.250
8 Brunei* 1.300 400 1.700
9 Malaysia 495 200 695
TỔNG: 6.549

Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu của Luật Dân Việt

STT Nội dung công việc Phí nhà nước (VNĐ) Phí dịch Tổng phí (VNĐ)
1 Chi phí tra cứu chính thức khả năng đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm 500.000 400.000 900.000
2 Chi phí nộp đơn đăng ký 01 nhãn hiệu/01 nhóm 1.000.000 1.300.000 2.300.000
3 Chi phí cấp văn bằng bảo hộ 01 nhãn hiệu/01 nhóm 360.000 340.000 700.000
4 Tổng chi phi 1.860.000 2.040.000 3.900.000

Một số lưu ý về chi phí đăng ký nhãn hiệu

– Chi phí nêu trên chỉ bao gồm việc nộp đơn cho 01 nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm dịch vụ

– Chi phí trên chưa bao gồm 5% VAT tính trên phí dịch vụ của Bên B

– Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại Philippines, để nhãn hiệu được cấp bằng mọi người buộc phải cung cấp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Philippines trong vòng 03 năm kể từ ngày nộp đơn. Điều đó có nghĩa rằng, cơ quan đăng ký chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi mọi người đã sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ Philippines. Do vậy, mọi người chỉ nên đăng ký nhãn hiệu tại Philippines khi thực sự có ý định sử dụng nhãn hiệu trong vòng 03 năm kể từ ngày nộp đơn tại quốc gia này.

– Tại Thailand, theo đạo luật nhãn hiệu của quốc gia này chỉ chấp nhận nguyên tắc một đơn xin đăng ký cho một nhóm nhóm sản phẩm/dịch vụ và trong trường hợp người người nộp đơn có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ, thì người nộp đơn phải làm thủ tục liên kết các đơn nhãn hiệu này trong giai đoạn xét nghiệm. Trong trường hợp liên kết 01 đơn, mức chi phí bổ sung cho việc liên kết đơn đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ là 300 US$/01 đơn. Ngoài ra, chi phí nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ bao gồm 1 sản phẩm/01 nhóm.

– Chi phí nêu trên có thể thay đổi do có thể có sự thay đổi đối với phí chính thức

– Chi phí tại các quốc gia gắn dấu * là chi phí không bao gồm phí cấp văn bằng bảo hộ

Một số tài liệu cần thiết khi đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á

Đăng ký nhãn hiệu tại Cambodia, Thailand, Laos

– Giấy ủy quyền có công chứng (mẫu do Luật Dân Việt soạn thảo)

– Năm (05) mẫu nhãn hiệu

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ

Đăng ký nhãn hiệu tại Indonesia, Philippines

– Giấy ủy quyền có công chứng (mẫu do Luật Dân Việt soạn thảo)

– Hai mươi (20) mẫu nhãn hiệu

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ

– Tuyên bố dự định sử dụng nhãn hiệu (mẫu do Luật Dân Việt soạn thảo)

Đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar

– Giấy ủy quyền có công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự (mẫu do Luật Dân Việt soạn thảo)

– Hai mươi (20) mẫu nhãn hiệu

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ

– Tuyên bố sử dụng nhãn hiệu của người nộp đơn (mẫu do Luật Dân Việt soạn).

Đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác

– Giấy ủy quyền có công chứng (mẫu do Luật Dân Việt soạn thảo)

– Năm (05) mẫu nhãn hiệu

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ

Trong trường hợp khách hàng cần tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia Đông Nam Á, Asean, hãy liên hệ với Luật Dân Việt để được tư vấn. Phương thức liên hệ cụ thể như sau:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan