Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Có Cần Thiết Không?

Khi quý khách muốn đưa sản phẩm, dịch vụ của mình gia nhập vào thị trường quốc tế thì việc làm đầu tiên hết sức quan trọng đó là đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày một mở rộng và trở nên phổ biến, các công ty, doanh nghiệp cũng phát triển và tỷ lệ cạnh tranh càng tăng cao. Để tạo điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam luôn cố gắng để khẳng định vị thế của mình trong thị trường trong nước và ngoài nước. Một trong những cách đó là đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào chỉ có thể bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Ví dụ như Công ty A đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “ABC” tại Việt Nam pháp luật sẽ công nhận và xử phạt với những công ty khác trong Việt Nam xâm phạm đến nhãn hiệu “ABC”.

Thế nhưng nếu có một Công ty B cũng đăng ký nhãn hiệu “ABC” nhưng đăng ký sau Công ty A 01 năm và đăng ký tại Pháp thì công ty B vẫn được công nhận và bảo hộ nhãn hiệu “ABC”. Lúc này công ty A xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước Pháp thì sẽ bị trùng nhãn hiệu. Như vậy công ty A không thể phát triển sản phẩm của mình ở nước Pháp, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của công ty.

Để tránh được những rủi ro không đáng có như vậy, các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tuy không phải là một thủ tục bắt buộc nhưng vô cùng cần thiết. Điều đó giúp doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng độc quyền nhãn hiệu, tránh việc bị bên khác đăng ký trước dẫn đến việc mất nhãn hiệu và không thể đưa hàng hóa của doanh nghiệp sang quốc gia nhập khẩu, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Những chủ thế có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu quốc tế có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được. Trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam thì có thể là người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid.

Có 02 hình thức cơ bản để đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

– Thứ nhất là nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại mỗi quốc gia mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu theo từng nước đăng ký.

– Thứ hai là nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (theo Thỏa ước Marid). Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu trong tất cả các nước là thành viên của Thỏa ước Marid, bao gồm:

Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraina, Vietnam.

Tùy thuộc vào mục đích và chi phí của mỗi doanh nghiệp mà nên chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế phù hợp.

Xem thêm:

Quy Trình Xử Lý Vi Phạm Nhãn Hiệu Được Tiến Hành Như Thế Nào?

Nhãn hiệu Tiếng Anh là Gì? Nhãn hiệu là gì?

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Công ty Luật Dân Việt được cấp quyền Đại diện Sở hữu trí tuệ có thể thay mặt khách hàng đại diện và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

– Tư vấn các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế, từ đó đưa ra ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức để khách hàng lựa chọn.

– Tư vấn các công việc cần tiến hành để đăng ký nhãn hiệu

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết.

– Soạn thảo hoàn thiện hồ sơ, thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

– Trả lời công văn hoặc thông báo hoặc khiếu nại quyết định từ chối từ cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

– Thay mặt khách hàng nộp lệ phí cấp văn bằng, nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu quốc tế và giao lại cho khách hàng.

– Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và đăng ký nhãn hiệu quốc tế vui lòng liên hệ với Luật Dân Việt đến các kênh thông tin sau:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan