Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Cho Cá Nhân, Doanh Nghiệp

Với hy vọng có thể phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc từ tìm kiếm thông tin kiến thức đến dịch vụ, nên bài viết này thay vì chỉ giới thiệu về chi phí đăng ký nhãn hiệu, Luật Dân Việt đã bổ sung thêm rất nhiều những nội dung giá trị khác hữu ích cho quý bạn đọc, quý khách hàng.

Đăng ký nhãn hiệu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục và đóng những khoản lệ phí, chi phí theo quy định. Bài viết này, chúng tôi không chỉ dành để trình bày các cách tính chi phí đăng ký nhãn hiệu mà còn giới thiệu cụ thể về khái niệm, điều kiện, đối tượng, thủ tục, hồ sơ và mọi thông tin liên quan về nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Thế nào là đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Trước khi trình bày những nội dung chi tiết về quy trình, thủ tục, hồ sơ, chi phí đăng ký nhãn hiệu, Luật Dân Việt sẽ giải thích cho mọi người hiểu rõ định nghĩa nhãn hiệu là gì? Đây là kiến thức nền tảng quan trọng đầu tiên mà mọi người cần phải biết. Nhưng đôi khi do quá nóng vội cộng với quỹ thời gian eo hẹp nên mọi người đã bỏ qua bước tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu là gì?

Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nhãn hiệu. Có người hiểu nhãn hiệu chính là thương hiệu (phần chữ). Người khác lại hiểu nhãn hiệu là logo(phần hình). Thật tế, hai cách hiểu trên đều không sai. Bởi nhìn chung thương hiệu, logo hay nhãn hiệu đều là dấu hiệu mà các doanh nghiệp sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của mình với các đơn vị khác.

Nhãn hiệu theo quy định của Luật SHTT chính là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ người cá nhân, tổ chức này với sản phẩm/dịch vụ của cá nhân/tổ chức khác.

Ví dụ: Nhãn hiệu VINMART + sẽ phân biệt được với nhãn hiệu BIG C cho cửa hàng tiện lợi, siêu thi.

Đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu độc quyền chính là 1 trong những thủ tục hành chính được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức để nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Không ít cá nhân, tổ chức nhầm tưởng rằng mọi nhãn hiệu đều có thể đăng ký bảo hộ. Và cứ thế họ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng đa số các hồ sơ đó đều bị từ chối do không đáp ứng được các điều kiện của pháp luật hiện hành. Điều đó có nghĩa không phải nhãn hiệu nào cũng có thể được đăng ký bảo hộ. Thứ hai, muốn đăng ký nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện, quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ như:

– Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dù thể hiện dưới hình thức nào (chữ cái, hình vẽ, từ ngữ…)

– Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt, không trùng lặp, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác

– Nhãn hiệu không được giống với hình quốc kỳ, quốc huy các nước

– Nhãn hiệu không được tương tự với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên của tổ chức, cơ quan nhà nước

– Nhãn hiệu không được giống với tên, biệt hiệu, bút danh của các lãnh tụ, anh hùng Việt Nam và thế giới

– Nhãn hiệu cố tình lừa gối người tiêu dùng nguồn gốc, tính năng, chất lượng.

Ngoài những quy định nêu trên, khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền, nhãn hiệu đăng ký phải có tính phân biệt (không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký bảo hộ trước đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu bạn đăng ký là VIMMART cho nhóm về cửa hàng tiện lợi sẽ bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu VINMART đã được đăng ký bảo hộ trước đó.

Những đối tượng nào có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

Đây là một trong những câu hỏi mà tổng đài tư vấn pháp luật 0926 220 286 nhận được từ rất nhiều khách hàng. Cho nên, trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu để mọi người dễ dàng tra cứu, tham khảo thông tin. Căn cứ vào cơ sở pháp lý là Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ, những đối tượng sau được pháp luật Việt Nam cấp quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

– Nhãn hiệu do chính cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc cung cấp

– Cá nhân, tổ chức cũng có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do người khác sản xuất. Tuy nhiên, cần phải nhận được sự đồng ý của người sản xuất. Đồng thời, người sản xuất không được sử dụng nhãn hiệu đó

– Với nhãn hiệu tập thể, đối tượng có quyền đăng ký là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp

– Với nhãn hiệu chứng nhận, đối tượng có quyền đăng ký là tổ chức kiểm soát, chứng nhận chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đối tượng này không được sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ

– Nhiều cá nhân, tổ chức có thể đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu

– Các cá nhân, tổ chức được kế thừa, chuyển giao nhãn hiệu từ người khác, có văn bản chứng minh

– Ngoài ra, các đơn vị được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động như Luật Dân Việt cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu thông qua hình thức ủy quyền

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền chuẩn chỉnh, mới nhất năm 2021

Sở dĩ chúng tôi sử dụng cụm từ “chuẩn chỉnh” để nói về các quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giới thiệu là vì hiện nay, trên internet có rất nhiều website cung cấp nội dung liên quan đến vấn đề này, nhưng đa phần trong số đó đều sai, thiếu hoặc thừa thãi thông tin. Điều này không chỉ khiến mọi người mất nhiều thời gian, công sức mà bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả đăng ký.

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mà Luật Dân Việt trình bày trong các nội dung tiếp theo dựa trên cơ sở pháp lý là Luật Sở hữu trí tuệ, các nghị định, thông tư liên quan và kinh nghiệm thực tiễn đã đúc kết được khi tiến hành đăng ký cho hàng nghìn doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên khắp toàn quốc. Do vậy, đảm bảo tính chính xác theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 1: Cá nhân, tổ chức thiết kế nhãn hiệu

Tất nhiên phải có nhãn hiệu thì mọi người mới có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Cho nên trong bước đầu tiên này, các cá nhân, tổ chức sẽ phải thiết kế một mẫu nhãn hiệu thật ấn tượng, độc đáo và có khả năng phân biệt với những nhãn hiệu đã đăng ký trên thị trường. Không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định đối tượng được thiết kế nhãn hiệu. Vì vậy, mọi người có thể tự mình thiết kế, nhờ một người thân hay sử dụng dịch vụ thiết kế nhãn hiệu chuyên nghiệp.

Dù lựa chọn theo hình thức thiết kế nào, các cá nhân, tổ chức cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng có thể đăng ký nhãn hiệu. Thế nhưng, phần lớn các công ty thiết kế trên thị trường đều không nắm rõ những điều kiện này. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhãn hiệu không được cơ quan đăng ký chấp nhận hoặc phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Luật Dân Việt thấu hiểu những bất cập trên nên đã thành lập một Phòng Thiết kế riêng có nhiệm vụ xử lý, sáng tạo ra các nhãn hiệu không chỉ đẹp mà còn có khả năng đăng ký cao.

Bước 2: Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chính xác 50 – 60%

Thực tế, bước tra cứu nhãn hiệu hoàn toàn không bắt buộc nhưng lại vô cùng cần thiết. Bởi nếu không tiến hành tra cứu, nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức dự định đăng ký rất dễ bị trùng, tương tự… dẫn đến việc cơ quan nhà nước từ chối. Để tra cứu sơ bộ nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sẽ truy cập địa chỉ website http://www.noip.gov.vn/. Tuy nhiên, đối với hình thức tra cứu sơ bộ này mới chỉ đảm bảo chính xác từ 50 – 60%.

Cách thức tra cứu sơ bộ nhãn hiệu tương đối đơn giản, không mất quá nhiều thời gian hay công sức. Đầu tiên, khách hàng truy cập website http://iplib.noip.gov.vn/ của Cục Sở hữu trí tuệ. Trên màn hình bên trái xuất hiện các danh mục: trang chủ, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu. Tại đây, mọi người click vào mục Nhãn hiệu và nhập các thông tin theo yêu cầu. Sau đó ấn vào mục tìm kiếm để kiểm tra nhãn hiệu.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu chính xác 90 – 95%

Để đảm bảo chắc chắn có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi khuyến khích cá nhân, tổ chức nên tiến hành tra cứu chuyên sâu. Hình thức tra cứu này có khả năng chính xác lên đến 95%. Muốn tra cứu chuyên sâu (hay còn gọi tra cứu chính thức), cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu hoặc đơn vị được ủy quyền sẽ gửi đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ để các chuyên viên xét nghiệm đơn.

Nếu hình thức tra cứu sơ bộ là hoàn toàn miễn phí thì với hình thức tra cứu chuyên sâu các cá nhân, tổ chức sẽ phải đóng một khoản lệ phí nhất định. Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm vì lệ phí cho việc tra cứu chuyên sâu không quá cao. Mức lệ phí cụ thể phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà mọi người cần tra cứu.

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ xem xét, xác nhận và tiến hành cấp văn bằng bảo hộ, các cá nhân, tổ chức sẽ phải chuẩn bị một số hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 100, Mục 2, Chương 8 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 7, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Theo đó, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm ít nhất các tài liệu sau:

– 01 Tờ khai thông tin theo mẫu ở Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– 01 Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ

– 01 Chứng từ xác minh đã đóng đầy đủ lệ phí theo quy định (Bản sao)

– 01 Giấy ủy quyền (đối với trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của một cá nhân, tổ chức khác)

– 01 Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận)

– 01 Bản thuyết minh các điểm đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù (đối với nhãn hiệu tập thể)

– 01 Bản đồ xác minh lãnh thổ (đối với trường hợp nhãn hiệu chứng nhận chất lượng có nguồn gốc địa lý)

Nếu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của một đơn vị chuyên nghiệp như Luật Dân Việt, hồ sơ, tài liệu mà mọi người cần cung cấp sẽ đơn giản hơn rất nhiều rút gọn bằng: thông tin về chủ đơn (tên, địa chỉ), mẫu nhãn hiệu, nhóm sản phẩm/dịch vụ yêu cầu bảo hồ, và cuối cùng là ký vào giấy ủy quyền.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ

Các cá nhân, tổ chức khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, tài liệu có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Trong hai hình thức nộp hồ sơ này, mọi người nên dành sự ưu tiên cho việc nộp trực tiếp. Vì nó sẽ giúp hồ sơ của bạn được xử lý nhanh hơn, bên cạnh đó còn tránh tình trạng thất lạc hồ sơ. Bạn chỉ nên lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa qua đường bưu điện khi địa chỉ trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ quá xa.

Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:

– Tại Hà Nội: 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội

– Tại TP.Hồ Chí Minh: Tầng 7 tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– Tại Đà Nẵng: Tầng 3, Số 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng

Bước 6: Theo dõi và xử lý đơn đăng ký theo yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ

Đây là bước cuối cùng trong toàn bộ quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu. So với các bước trên thì bước này tương đối phức tạp, đòi hỏi các cá nhân, tổ chức đăng ký phải liên tục cập nhật tình trạng đơn để xử lý theo yêu cầu của chuyên viên.

– Thẩm định đơn: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ cá nhân, tổ chức, trong vòng 1 tháng tính từ thời điểm nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra đơn và đưa ra quyết định hồ sơ hợp lệ hay không hợp lệ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu sẽ gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức nêu rõ lý do bị từ chối.

– Công bố đơn: Kể từ khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, các cá nhân, tổ chức sẽ đăng công báo lên website của Cục Sở hữu trí tuệ trong 2 tháng.

– Thẩm định nội dung: Tại bước này, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua bước xem xét, đánh giá cuối cùng để xác nhận một lần nữa nhãn hiệu có đáp ứng những quy chuẩn của pháp luật hay không. Thời gian thẩm định đơn sẽ kéo dài từ 9 – 12 tháng.

Ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng mọi điều kiện pháp luật. Hoặc ra thông báo bị từ chối do trùng hoặc gây nhầm lẫn. Tổng thời gian của quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 18 – 20 tháng.

Xem thêm:

Thời Gian Bảo Hộ Nhãn Hiệu Hàng Hóa Là Bao Lâu?

Tra cứu nhãn hiệu độc quyền

Cách thức tính chi phí đăng ký nhãn hiệu

– Chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ thu theo số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà chủ nhãn định đăng ký.

– Chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ thu theo số hàng hoá, dịch vụ vượt quá số lượng hàng hoá/ dịch vụ trong nhóm.

– Ngoài ra, chi phí đăng ký nhãn hiệu sẽ tuỳ thuộc yêu cầu của người nộp đơn như Người nộp đơn muốn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, yêu cầu thẩm định nội dung đơn trước hạn (thẩm định nhanh).

– Hình thức, cách thức nộp đơn cũng ảnh hưởng đến mức phí, lệ phí phải nộp như đơn kèm theo vật mang dữ liệu điện tử, Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tuyến.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu theo Thông tư 263/2016/TT-BTC

Những mức phí mà Luật Dân Việt đề cập ngay sau đây là khoản phí bắt buộc được Bộ Tài chính ban hành năm 2016. Mức phí này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) thực hiện những công việc liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Lệ phí nộp đơn đối với nhãn hiệu:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ/01 đơn

Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn:

– Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu/01 nhóm: 180.000 VNĐ

– Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ

Phí thẩm định nội dung Đơn/01 nhóm: 550.000 VNĐ

– Đơn nhãn hiệu có trên 06 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ

– Phí phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ: 100.000 VNĐ

Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 20.000 VNĐ

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu): 600.000VNĐ

Phí công bố, đăng bạ thông tin:

– Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ

– Lệ phí đăng bạ thông tin Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ

– Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ thì từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm: 100.000 VNĐ/01 nhóm vượt quá

Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000 VNĐ

Trên đây là các loại phí, lệ phí cơ bản mà chủ đơn cần phải nộp khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chi phí đăng ký nhãn hiệu này có thể thay đổi trong trường hợp có thay đổi về thông tin chủ đơn đăng ký dẫn tới việc sửa đổi đơn đăng ký. Hoặc chi phí có thể hoàn lại trong trường hợp chủ sở hữu có thông báo rút đơn đăng ký.

Lưu ý: Các khoản phí liệt kê trên là phí bắt buộc được đóng tại cơ quan nhà nước. Do vậy, nếu quý khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ phải đóng thêm một khoản khác. 

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu có đắt không?

Đứng trên cương vị của một nhà cung cấp dịch vụ, Luật Dân Việt xin trả lời cho câu hỏi trên là không. Nhưng tất nhiên, câu trả lời này sẽ chỉ áp dụng đối với trường hợp nếu quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của Luật Dân Việt.

Chúng tôi cân đối hợp lý chi phí đăng ký nhãn hiệu, vừa để đảm bảo quyền lợi khách hàng, giúp tất cả mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ, vừa mang đến một chất lượng hoàn hảo nhất, tiện ích nhất, nhanh chóng nhất. Nhờ đó mà dù có rất nhiều lựa chọn, mọi người vẫn tìm đến Luật Dân Việt khi cần.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền giá rẻ?

Rất nhiều khách hàng của Luật Dân Việt sau khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị giá rẻ đều “bỏ của chạy lấy người”. Nguyên nhân là do ban đầu khi tiếp cận dịch vụ, họ được cam đoan về một chi phí “trong mơ”.

Thậm chí, có nhiều đơn vị còn báo giá thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Mà nếu Luật Dân Việt chắc chắn sẽ không thể thực hiện công việc. Và đúng như thế, chi phí mà họ báo trên chỉ là chi phí bắt đầu dịch vụ. Trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh rất nhiều chi phí đăng ký nhãn hiệu khác nhau. Chưa hết, thời gian họ xử lý hồ sơ cũng rất chậm trễ, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách hàng.

Do đó, đừng vì chút lợi ích trước mắt mà lựa chọn các dịch vụ giá rẻ. Thay vào đó hãy tỉnh táo để chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, điển hình là Luật Dân Việt.

Luật Dân Việt – Đơn vị số 1 trong dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Với việc đã đăng ký nhãn hiệu cho hơn 1600 khách hàng là cá nhân, tổ chức trên toàn quốc, Luật Dân Việt nắm chắc mọi quy trình, hồ sơ liên quan. Đồng thời dày dặn kinh nghiệm trong việc xử lý những vấn đề phát sinh, vấn đề vi phạm. Lựa chọn Luật Dân Việt, lựa chọn sự chắc chắn.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu của Luật Dân Việt cũng là một trong những yếu tố được quý khách hàng đánh giá cao. Không thể hiện nhiều qua lời nói, chúng tôi hành động để chứng minh giá trị. Và khi khách hàng nhận kết quả, họ đều cảm thấy hài lòng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan