Đăng Ký Nhãn Hiệu – Bước Tạo Đà Cho Thắng Lợi Của Doanh Nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu là việc quan trọng cần làm để bảo vệ tài sản trí tuệ của chính mình. Vậy nhưng, điều kiện cơ bản để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là gì? Các bước đăng ký nhãn hiệu như thế nào?… không phải ai cũng biết rõ. Vì thế cho nên, bài viết này Luật Dân Việt sẽ tư vấn cho bạn thật chi tiết.

Trong những năm qua, ý thức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng đã được rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân quan tâm. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vốn trước đây chưa được chú trọng.

Khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào trên thị trường, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy trên sản phẩm hoặc dịch vụ đó đều có dấu hiệu để chúng ta nhận biết và phân biệt được với sản phẩm/dịch vụ của bên khác trong cùng lĩnh vực.

Ví dụ: Chúng ta lưu thông trên thường sẽ dễ dàng nhận biết đâu là xe ô tô của TOYOTA và đâu là xe ô tô của HONDA.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ giúp chủ sở hữu bảo vệ được tài sản trí tuệ một cách tối đa và tránh việc bị bên thứ 3 sử dụng trái phép dẫn đến những thiệt hại về mặt vật chất cho chủ sở hữu.

Điều kiện cơ bản để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ?

Về cơ bản, nhãn hiệu sẽ được đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện như sau:

– Nhãn hiệu có thể là chữ cái, hình ảnh, hình vẽ… Hoặc kết hợp của tổng thể các yếu tố trên. Nhưng bắt buộc phải nhìn thấy được rõ ràng các dấu hiệu nhận biết.

– Nhãn hiệu bắt buộc phải có khả năng phân biệt giữa hàng hóa của đơn vị này với đơn vị khác.

Như vậy, có thể thấy mục tiêu chính của nhãn hiệu giúp khách hàng phân biệt được đâu là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp A, đâu là sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp B. Tuy nhiên, khi một nhãn hiệu đã trở lên phổ biến với người tiêu dùng, cũng là lúc sẽ có nhiều nhãn hiệu khác làm tương tự hoặc làm giả. Do đó, để có thể xử lý hành vi này, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Khi xác định sẽ bảo hộ nhãn hiệu, điều mọi người dành sự quan tâm tiếp theo chính là chi phí đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, không giống với các dịch vụ khác trên thị trường, chi phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc khá nhiều yếu tố như:

– Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký

– Số lượng hàng hóa trong một nhóm sản phẩm/dịch vụ

– Phí quyền ưu tiên (nếu khách hàng yêu cầu)

– Cách thức nộp đơn

Vì thế, để có một báo giá cụ thể nhất, khách hàng cần phải trao đổi rõ ràng yêu cầu cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Các bước cơ bản để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho các công ty được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép là tổ chức đại diện cho chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, các bước cơ bản để đăng ký nhãn hiệu như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu dự định đăng ký

Khách hàng có thể trực tiếp thiết kế nhãn hiệu, hoặc sử dụng dịch vụ từ những công ty thiết kế trên thị trường. Vấn đề này nghe chừng không có gì phức tạp. Nhưng sau thời gian dài thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, Luật Dân Việt nhận thấy rằng:

Việc khách hàng tự thiết kế hoặc thuê đơn vị ngoài thiết kế thật sự không ổn. Bởi vì khách hàng không hiểu về các quy định của nhãn hiệu. Dẫn đến việc sau khi thiết kế xong, gửi nhãn hiệu lên Cục Sở hữu trí tuệ bị đánh giá trùng lặp, không thể bảo hộ.

Chính vì thế, để tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền của, bước đầu tiên trước khi thiết kế nhãn hiệu, khách hàng cần phải tiến hành kiểm tra trùng lặp. Nếu khách hàng không biết phải kiểm tra ở đâu? Kiểm tra như thế nào? Có thể liên hệ đến Luật Dân Việt để được trợ giúp.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp

Việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu sẽ đánh giá được nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không? Có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Sau khi việc tra cứu nhãn hiệu được hoàn thành và kết quả tra cứu cho thấy, nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng hãy nhanh nhất có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất.

Lưu ý: Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể ai nộp đơn trước sẽ được quyền ưu tiên sớm.

Khách hàng có thể nộp đơn trực tiếp tại Cục SHTT hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cục SHTT tại Hà Nội. Cục SHTT cũng có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nên khách hàng ở khu vực này có thể nộp tại đây.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ gồm những tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (Trong trường hợp quý khách hành sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Dân Việt, chúng tôi sẽ soạn thảo tờ khai, trực tiếp ký & đóng dấu vào tờ khai)

– Giấy ủy quyền (Giấy ủy quyền để Ủy quyền cho Công ty Luật Dân Việt đại diện và nộp đơn cho khách hàng)

– Mẫu nhãn hiệu (kích thước 4 x 6 cm)

– Giấy ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Chứng từ, lệ phí nộp đơn đăng ký

– Tài liệu khác (áp dụng trong từng trường hợp cụ thể)

Bước 4: Theo dõi việc thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định đơn. Cụ thể như sau:

(i) Thẩm định hình thức đơn đăng ký (1 – 2 tháng);

(ii) Công bố đơn trên công báo sau khi hoàn thành việc thẩm định hình thức đơn (2 tháng);

(iii) Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu (9 – 12 tháng);

(iv) Từ chối hoặc cấp và công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1 – 2 tháng).

Thời gian đăng ký nhãn hiệu nêu trên có thể kéo dài hơn do số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ là tương đối nhiều và tăng dần lên hàng năm.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Nhập Khẩu Như Thế Nào?

Lợi Ích Của Việc Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Mang Lại Là Gì?

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Dân Việt

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Luật Dân Việt

Trong trường hợp được khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Dân Việt, với tư cách là tổ chức đại diện được Cục SHTT cấp giấy phép hoạt động, chúng tôi sẽ tiến hành các công việc sau:

– Dựa trên bảng phân loại Nice, Luật Dân Việt tiến hành phân nhóm nhãn hiệu

– Xác định khả năng đăng ký nhãn hiệu bằng cách kiểm tra trùng lặp

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền

– Theo dõi, xử lý và báo cáo tình trạng hồ sơ với khách hàng

– Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nhãn hiệu, Luật Dân Việt sẽ đại diện khách hàng tiến hành khởi tố, tranh tụng

Lợi thế của Luật Dân Việt so với các đơn vị khác trên thị trường

– Luật Dân Việt có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao

– Kinh nghiệm tư vấn và đại diện nộp đơn cho hơn 1000 khách hàng đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài

– Tốc độ xử lý công việc nhanh, chính xác

– Tinh thần trách nhiệm, tận tình, hết mình vì lợi ích khách hàng

– Chi phí dịch vụ hợp lý, xứng đáng với kết quả khách hàng nhận được

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan