Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế

Làm cách nào để đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế? Bài viết sau đây của Luật Dân Việt sẽ giúp giải đáp thắc mắc này của bạn.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm được phế duyệt thì kiểu dáng công nghiệp đó sẽ được bảo hộ trong nước. Bên cạnh đó, để kiểu dáng công nghiệp của công ty được báo hộ ở cả nước ngoài thì cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước mà công ty muốn kiểu dáng công nghiệp sản phẩm của mình được bảo hộ.

Vậy làm cách nào để đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế? Bài viết sau đây của Luật Dân Việt sẽ giúp giải đáp thắc mắc này của bạn.

 Đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quốc gia

– Các công ty đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua quá trình nộp đơn đăng ký tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng lẻ mà công ty muốn tại quốc gia đó bảo hộ kiểu dáng .

– Việc đăng ký tại quốc gia riêng lẻ này có thể khá phức tạp và tốn kém. Bởi một số các nguyên nhân sau đây:

+ Để làm đơn đăng ký KDCN tại quốc gia khác nhau thì cần tuân thủ đầy đủ pháp luật của nước sở tại.

+ Khi làm đơn ngôn ngữ trên đơn phải được dịch sang loại ngôn ngư của quốc gia đó.

+ Khi làm đăng ký công ty phải chi trả toàn bộ chi phí cho từng thủ tục hành chính cho các loại đơn đăng ký của các quốc gia riêng lẻ.

 Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp theo kênh khu vực

Nếu công ty muốn đăng ký kiểu dáng sản phẩm tại nhiều nước khác nhau cùng lúc mà những nước đó đang là một trong những thành viên của các hiệp định trong khu vực thì thủ tục sẽ đơn giản hơn công ty chỉ  phải nộp một đơn đăng ký KDCN tại cơ quan sở hữu trí tuệ duy nhất của khu vực đó. Các cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực mà công ty có thể nộp đơn đăng ký bao gồm:

–  Với các nước thuộc sở công nghiệp khu vục Châu Phi nộp tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) khi đăng ký KDCN của công ty sẽ được bảo hộ tại các nước thuộc khu vực Châu Phi nói tiếng Anh.

– Để đăng ký bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg nộp tại  Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO);

–  Để đang ký bảo hộ kiểu dáng Cộng đồng tại 15 nước thuộc liên minh châu Âu nộp tại Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM);

–  Để đăng ký bảo hộ tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp đăng ký tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP).

Xem thêm:

Đăng ký Mã số mã vạch

Dịch vụ đăng ký logo công ty nhanh gọn

Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp theo các kênh quốc tế

  1. Đăng ký KDCN Thỏa ước Hague

Với các công ty có ý định đăng ký quốc tế KDCN  ở một vài nước có thể sử dụng các thủ tục được quy định trong nội dung thoả ước Hague về điều khoản đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là cơ quan quản lý.

  1. Cách thức đăng ký KDCN

Công ty có thể sử dụng cách đăng ký theo một trong hai cách sau:

– Trực tiếp đến đăng ký tại Văn phòng quốc tế.

– Thông qua trung gian đăng ký tại Cơ quan quốc gia của Nước thành viên nếu luật nước đó cho phép.

  1. Tờ khai đơn

– Các nội dung phải có tờ khai đơn (bắt buộc):

+ Danh sách các nước thành viên mà công ty yêu cầu KDCN của công ty mình được bảo hộ.

+ Danh sách các sản phẩm công ty muốn được bảo hộ KDCN.

+ Những mục khác có thể cần có được quy định tại Thỏa ước Hague.

– Các nội dung khác trong tờ khai đơn (không bắt buộc):

+ Các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng (mô tả ngắn gọn)

+ Tuyên bố về quyền tác giả của kiểu dáng đăng ký.

+ Yêu cầu hoãn công bố (Nếu có).

+ Các bản mẫu, hình ảnh mô tả về KDCN của sản phẩm

  1. Các nội dung được yêu cầu bắt buộc phải có của đơn đăng ký

– Đơn được nộp theo Thoả ước.

– Tên người nộp đơn đăng ký KDCN.

– Chúng minh quốc gia của người nộp đơn đăng ký KDCN cư trú.

– Cách thức liên lạc.

– Sản phẩm dự kiên sản phẩm phải có tên gọi chính xác kèm theo.

– Số lượng kiểu dáng đăng ký trong đơn đăng ký KDCN quốc tế.

– Tên người nộp, mức phí nộp, phương thức nộp.

– Hình thức đơn đăng ký (mở hoặc niêm phong).

– Những loại tài liệu, có ảnh chụp, hình vẽ hoặc các mẫu kèm theo đơn.

– Yêu cầu gia hạn hiệu lực đăng ký, nếu phí gia hạn hiệu lực được nộp vào thời điểm nộp phí đăng ký quốc tế.

  1. Các nội dung không bắt buộc cần có của đơn đăng ký

– Tên đại diện đăng ký (Mọi đơn đều có thể chỉ ra một đại diện).

– Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và triển lãm đối với KDCN.

Nếu còn bất kỳ một vướng mắc nào để đăng ký KDCN quốc tế xin vui lòng liên hệ ngay với Luật Dân Việt. Với đội ngũ chuyên nghiệp nhiều năm trong nghề chúng tôi tin rằng có thể giải đáp mọi vướng mắc của quý khách một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Liên hệ ngay với Luật Dân Việt khi có nhu cầu!

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan