Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Cho Những Sản Phẩm Nào ?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm nào hay còn nói cách khác là đối tượng sản phẩm nào được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này với nhau tạo nên hình dáng bên ngoài cho 1 sản phẩm nhất định.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một phần trong đăng ký sở hữu công nghiệp. Vậy, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm nào? Công ty Luật Dân Việt sẽ cùng khách hàng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm nào, cần biết ai là người có quyền đăng ký.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

– Là tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

– Hoặc là tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, loại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và yêu cầu các thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

– Nếu nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

– Đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước thì quyền đăng ký sẽ do Chính phủ quy định.

đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm nào?

Những sản phẩm sau đây được đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

– Đồ vật;

– Dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Để đăng ký kiểu dáng cho những sản phẩm này, các chủ thể có quyền đăng ký cần lưu ý:

– Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: tính mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghiệp;

– Loại bỏ những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp;

– Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần có của đơn đăng ký theo quy định;

– Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp ( cách trình bày trong đơn, các thuật ngữ được sử dụng trong đơn, các tài liệu có mẫu bắt buộc phải sử dụng,….)

– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính khi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm nào, để khách hàng nắm rõ đối tượng sản phẩm được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

Xem thêm:

Bản Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Có Những Nội Dung Gì?

Điều Kiện Được Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Hàng Hóa

Sức mạnh của Luật Dân Việt trong việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Khách hàng có thể tự mình đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhưng sẽ gặp phải các khó khăn trong từng bước của quá trình đăng ký. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Dân Việt, chúng tôi sẽ giải quyết toàn bộ:

– Giai đoạn chuẩn bị:

+ Chuẩn bị không đúng mẫu với những tài liệu đã có mẫu định sẵn

=> Chúng tôi luôn cập nhật các mẫu văn bản mới nhất, hiện hành nhất, bởi đây là công việc thường xuyên của đơn vị.

+ Không đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

=> Luật Dân Việt có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng, vậy nên chúng tôi có đủ khả năng xử lý đơn đăng ký nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.

– Giai đoạn nộp đơn:

+ Khó khăn trong việc nộp đơn và làm việc với cơ quan nhà nước

=> Chúng tôi sẽ nộp đơn trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy trình rõ ràng

Tiếp xúc thường xuyên với Cục Sở hữu trí tuệ nên chúng tôi có những cách thức làm việc và kênh kết nối riêng với chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ.

+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ về phí và lệ phí

=> Chúng tôi đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ thể đăng ký sẽ được thực hiện đúng theo quy định, không xuất hiện tình trạng thiếu hoặc không thực hiện.

– Giai đoạn cuối cùng

+ Không theo dõi quá trình thẩm định, không nắm bắt kịp thời các yêu cầu

=> Chúng tôi luôn cập nhật và kiểm tra trạng thái hồ sơ đăng ký bằng nhiều cách thức

+ Không kiểm tra khi nhận văn bằng bảo hộ

=> Chúng tôi đề cao tính cẩn thận, chi tiết vậy nên đảm bảo kết quả khách hàng nhận được luôn đúng hạn, chính xác về nội dung.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan