Đăng Ký Cục Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2020 – Thủ Tục Ai Cũng Nên Biết

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là Cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; quy định quy trình, thủ tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân được quy định tại Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 2017.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và là tài sản có giá trị đặc biệt của các doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký Cục sở hữu trí tuệ (đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục sở hữu trí tuệ) là điều hết sức cần thiết và quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh.

Theo quy định của pháp luật, quy trình đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu, sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như sau:

– Đối với đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu hàng hóa, Quý khách hàng cần chuẩn bị:

+ 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Đối với đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, giấy tờ gồm có:

+ 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

+ 02 bản mô tả sáng chế đó, giải pháp hữu ích và yêu cầu bảo hộ

+ 01 bản chứng từ nộp lệ phí

Ngoài tài liệu tối thiếu trên, thì còn có yêu cầu đối với mỗi đơn: mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ; mọi tài liệu của đơn đều được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297 mm); đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng bản tài liệu, mẫu, bản vẽ…

– Đối với đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp:

+ Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu số 03-KDCN trong Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

+ Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (05 bộ)

+ Bản mô tả KDCN

+ Chứng từ nộp lệ phí

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ quy định trên, chủ sở hữu sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp nộp nó đến với Cục SHTT và theo dõi, chờ quá trình xử lý, thẩm định và công bố của Cục. Đồng thời trong quá trình này cũng không thể tránh được những sai sót, thiếu hồ sơ từ phía tác giả, cũng như các tranh chấp xảy ra trong quá trình xem xét đơn. Chính vì vậy quý khách vẫn nên tìm cho mình một đơn vị luật uy tín để có thể thực hiện được việc này.

Luật Dân Việt là một đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận. Chức năng của đại diện sở hữu công nghiệp là cầu nối giữa người nộp đơn và Cục Sở Hữu Trí Tuệ, giúp các đơn đăng ký nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bố trí mạch tích hợp được xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu các cá nhân, doanh nghiệp về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Cục Sở hữu trí tuệ sau:

– Đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho logo, thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền;

– Đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp;

– Đăng ký Cục sở hữu trí tuệ cho sáng chế, giải pháp hữu ích

Xem thêm: Cách Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Bạn Nên Biết Rõ!

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan