Đăng Ký Bản Quyền Ý Tưởng Kinh Doanh­ Nên Hay Không?

Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức thể hiện ý tưởng kinh doanh như một tác phẩm và đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đứng trước nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ ngày càng gia tăng, cá nhân, tổ chức có ý tưởng kinh doanh mong muốn bảo vệ được ý tưởng của mình. Đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh là giải pháp bảo hộ cho ý tưởng kinh doanh được một số cá nhân, tổ chức đưa ra và thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức băn khoăn: có nên đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh hay không, cách thức tiến hành đăng ký bản quyền như thế nào? Nếu cũng có những thắc mắc này, hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây của Luật Dân Việt để có câu trả lời.

Có phải mọi cá nhân, tổ chức đều nên đăng ký bản quyền cho ý tưởng kinh doanh mà mình nghĩ ra?

Đăng ký bản quyền đối với ý tưởng kinh doanh có thể phù hợp hoặc không phù hợp với phạm vi mong muốn bảo hộ của cá nhân, tổ chức. Do đó, đăng ký bản quyền cho ý tưởng kinh doanh không phải là giải pháp lý tưởng đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có ý tưởng kinh doanh. Thông qua những ưu, nhược điểm sau đây của đăng ký bản quyền đối với ý tưởng kinh doanh, Quý độc giả có thể lựa chọn đăng ký/ không đăng ký cho phù hợp với nhu cầu của mình:

Thứ nhất: Ưu điểm

Đăng ký bản quyền cho ý tưởng kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức sáng tạo và thể hiện ý tưởng kinh doanh dưới một hình thức vật chất nhất định, coi ý tưởng kinh doanh như một tác phẩm và đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Khi đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh, cá nhân, tổ chức trở thành tác giả, chủ sở hữu và có các quyền về nhân thân và về tài sản như đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc lấy bút danh, công bố hoặc cho phép cá nhân, tổ chức khác công bố tác phẩm, được bảo hộ tính toàn vẹn của tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh, chuyển giao các quyền này cho người khác để hưởng lợi,…

Thứ hai: Nhược điểm:

Phạm vi bảo hộ ý tưởng kinh doanh như một tác phẩm chỉ dừng lại ở các quyền nhân thân, tác giả theo quy định của pháp luật. Nếu một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức áp dụng nội dung ý tưởng kinh doanh cho mình thì đây không phải là hành vi xâm phạm đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Ví dụ: Trong một cuốn sách về cách làm giàu, tác giả A có đề ra một ý tưởng kinh doanh cho người khởi nghiệp. Công ty B sao chép 5000 bản tác phẩm này của A nhằm mục đích kinh doanh không xin phép A là một hành vi xâm phạm bản quyền. Tuy nhiên, người đọc C đọc tác phẩm của A và vận dụng để khởi nghiệp không phải là một hành vi xâm phạm quyền tác giả. A chỉ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý hành vi của B, không thể yêu cầu xử lý đối với hành vi của C.

Trên thực tế, do vấn đề lợi ích, đa phần các tổ chức, cá nhân không muốn cá nhân, tổ chức khác vận dụng ý tưởng kinh doanh của mình.Vì thế, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho ý tưởng kinh doanh sẽ không phải là giải pháp phù hợp cho những cá nhân, tổ chức này.

Tùy vào ý tưởng kinh doanh là gì, Quý khách hàng ngoài việc đăng ký quyền tác giả còn có thể đăng ký dưới hình thức: sáng chế, nhãn hiệu…Tùy vào mục đích, lợi ích khách hàng muốn được hưởng, chúng tôi sẽ tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ phù hợp nhất với khách hàng.

Xem thêm:

Bản Quyền Là Gì? Bản Quyền Tiếng Anh Là Gì?

Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Tại Ninh Thuận

Cách thức đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức nếu như vẫn có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với ý tưởng kinh doanh có thể ủy quyền cho Luật Dân Việt tiến hành đăng ký bản quyền.

Trong quá trình đăng ký, chúng tôi sẽ:

– Tư vấn cho khách hàng trước đăng ký về ưu, nhược điểm của đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho ý tưởng kinh doanh, loại hình tác phẩm, phạm vi bảo hộ, phân tích ưu nhược điểm của hình thức bảo hộ để Quý khách hàng lựa chọn loại hình bảo hộ cho mình;

– Cùng với Quý khách hàng ký hợp đồng dịch vụ trong đó có các điều khoản về công việc thực hiện, trách nhiệm của Luật Dân Việt khi đại diện cho Quý khách;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những tài liệu, cung cấp thông tin cơ bản về tác giả, chủ sở hữu, tác giả qua các giấy tờ như CMND, CCCD, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập,…;

– Trực tiếp soạn thảo các thành phần hồ sơ còn lại như tờ khai đăng ký quyền tác giả, văn bản ủy quyền, văn bản đồng ý của các đồng tác giả, văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu,…;

– Nộp hồ sơ và phí nhà nước tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ;

– Nhận kết quả trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ;

– Trao kết quả và giải đáp những thắc mắc sau đăng ký cho Quý khách hàng.

Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc về thủ tục đăng ký bản quyền, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan