Công Ty Hợp Danh Là Gì? Đặc Điểm Pháp Lý Của Công Ty Hợp Danh?

Trong các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam 1 loại hình là công ty hợp danh. Vậy, công ty hợp danh là gì? Thủ tục thành lập công ty hợp danh như thế nào? Cùng hìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời.

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập dựa trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm nhau giữa các thành viên. Với đặc trưng trên, số lượng thành viên công ty hợp danh thường rất ít.

Công ty hợp danh có hai loại:

(i) Loại công ty hợp danh chỉ bao gồm thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh (thường được gọi là công ty hợp danh, công ty hợp danh phổ thông, công ty hợp danh thuần túy);

(ii) Loại công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt động kinh doanh của công ty (thường được gọi là công ty hợp vốn đơn giản, công ty hợp danh hữu hạn).

Pháp luật Việt Nam quy định cả hai loại hình công ty này, nhưng gọi chung là “công ty hợp danh”, theo đó, trong công ty có thể chỉ có thành viên hợp danh, hoặc có thể có thêm thành viên góp vốn, tùy nhu cầu và mục đích đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm của công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh có những đặc điểm sau đây:

(i) Về thành viên công ty hợp danh:

Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp/ cam kết góp. Đây được xem là “biến thể của công ty hợp danh, đó là loại hình hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

(ii) Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên 

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty.

(iii) Về quyền quản lí, đại diện cho công ty hợp danh. 

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

(iv) Về tư cách thương nhân:

Pháp luật của rất nhiều quốc gia coi thành viên hợp danh của công ty hợp danh có tư cách thương nhân. Có nghĩa là, đồng thời với việc trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên Hợp danh có ngay từ cách thương nhân mà không phải qua bất cứ một thủ tục đăng ký khác. Như vậy, một thành viên hợp danh vừa có thể cống hiến cho công ty hợp danh trong một nỗ lực chung cùng các thành viên hợp danh khác, lại vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại của riêng mình. Điểm này cũng làm cho thành viên của công ty hợp danh khác hẳn với thành viên của các loại hình công ty khác.

Tuy nhiên, theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, tư cách thương nhân thuộc về công ty hợp danh, các thành viên chỉ là các đồng chủ sở hữu trong công ty có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách thành viên và phần vốn góp của mình.

(v) Về phát hành chứng khoán:

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh là rất hạn chế.

(vi) Về tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty.

Xem thêm:

Thủ Tục Thay Đổi Giám Đốc Công Ty TNHH Mới Nhất

Thành Lập Công Ty Tại Hưng Yên Có Khó Không?

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Chứng Khoán

Thành viên công ty hợp danh như thế nào?

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, công ty hợp danh có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

a. Thành viên hợp danh 

– Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh (ít nhất là 2 thành viên). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

– Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ. nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự).

– Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh nhưng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

– Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

+ Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;

+ Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

+ Bị khai trừ khỏi công ty;

+ Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định. Hạn chế đối với thành viên hợp danh .

+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);

+ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi;

+ Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng một phần hoặc tất cả phần vốn của mình cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.

b. Thành viên góp vốn 

– Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh, trừ các trường hợp bị cấm góp vốn theo quy định pháp luật.

– Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Hạn chế của thành viên góp vốn 

+ Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế quyền bản của một thành viên công ty: Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

+ Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.

Các bước thành lập công ty hợp danh như thế nào?

Để thành lập công ty hợp Danh, khách hàng sẽ tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết trước khi thành lập công ty hợp danh

Quý khách hàng cần chuẩn bị thông tin chi việc thành lập công ty như tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ công ty, số vốn dự định góp….vv,

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm

a. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh;

b. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;

c. Danh sách thành viên công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân;

– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký để xin cấp giấy phép thành lập công ty hợp danh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký để tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty hợp danh.

Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan đăng ký sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thông báo từ chối sẽ nói rõ lý do từ chối để doanh nghiệp biết và khắc phục.

Bước 4: Công bố nội dung thành lập công ty hợp danh trên cổng thông tin quốc gia

Sau khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty hợp danh, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không tiến hành thủ tục công bố thông tin sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Bước 5: Khắc dấu công ty hợp danh và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Việc khắc dấu sẽ thực hiện ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận công ty hợp danh, sau khi hoàn thành khắc dấu, doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục thành lập công ty hợp danh, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tư vấn Luật Dân Việt để được hỗ trợ tốt nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan