Công chức là gì? Cách phân loại công chức theo quy định mới nhất

Mọi người thường mặc định công chức là người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên, chính xác công chức là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể về vấn đề này.

Công chức là gì? Quyền và nghĩa vụ của công chức

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong:

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòn

– Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh.

Qua đây cũng có thể thấy công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Cũng xin thông tin thêm, đối tượng là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01/7/2020 khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 có hiệu lực không còn được xác định là công chức.

cong-chuc-la-gi

Quyền lợi khi trở thành công chức

Công chức có các quyền cơ bản sau theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Luật Cán bộ, công chức:

– Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định.

– Được nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định.

– Được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ: Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

– Ngoài ra, công chức còn được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

Nghĩa vụ của công chức

Bên cạnh các quyền lợi được hưởng, công chức phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

– Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân…

– Trong thi hành công vụ: Phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị…

– Trường hợp công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng…

2 cách phân loại công chức mới nhất hiện nay

Theo Điều 34 Luật Cán bộ, Công chức 2008 sửa đổi 2019, công chức được phân loại theo 02 căn cứ sau:

– Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

+ Loại A: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

+ Loại B: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

+ Loại C: Người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

+ Loại D: Người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

+ Loại khác: Đối với ngạch công chức theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Xem thêm:

Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi nâng ngạch công chức

Tranh chấp lao động là gì?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan