Cổ đông là gì? phân loại cổ đông trong công ty?

Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại hình cổ phần trong công ty bao gồm cổ đông phổ thông, và cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi.

Công ty cổ phần là một trong những hình thức công ty được cho là phổ biến nhất hiện nay. Trong công ty cổ phần thì bao gồm các cổ đông là thành viên góp vốn đồng thời sở hữu cổ phần tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Vậy Cổ đông là gì? Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông?

Tất cả những câu hỏi trên, chúng tôi sẽ giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ Khách hàng trong quá trình đi tìm hiểu, nghiên cứu về công ty cổ phần nói chung và cổ đông nói riêng.

Cổ đông là gì?

Cổ đông được hiểu là tổ chức, cá nhân sở hữu ít nhất một cổ phần trong loại hình của công ty cổ phần. Nói dễ hiểu hơn thì cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần góp vốn tương ứng với cổ phần đã mua.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần sở hữu của mình cho cá nhân khác, trừ các trường hợp quy định tại Luật doanh nghiệp tại Điều 119 khoản 3 và điều 126 khoản 1.

Ví dụ: Tháng 6/2020 công ty cổ phần Hùng Sơn đã chào bán cổ phiếu ra ngoài thị trường với một lượng khá lớn. Khi thấy công ty bán cổ phiếu bà Nguyễn thị Nga đã tiến hành mua một phần cổ phiếu tương ứng với 15% cổ phần của công ty Hùng Sơn. Vậy là sau khi có cổ phần là 15% thì bà Nga đã trở thành cổ đông của công ty.

Lưu ý: Trong công ty cổ phần thì số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông và không bị hạn chế số lượng cổ đông. Và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tương ứng với phạm vi số vốn mà cổ đông đã góp vào công ty.

Phân loại cổ đông trong công ty

Phân loại cổ đông trong công ty hiện nay Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 03 loại chính tương ứng với các loại cổ phần trong doanh nghiệp.

+ Cổ đông sáng lập là gì?

Luật doanh nghiệp có giải thích rõ ràng Cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập để thành lập công ty cổ phần thì được gọi là cổ đông sáng lập.

Hay nói cách khác, cổ đông sáng lập chính là những cá nhân ban đầu đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần và có sở hữu những cổ phần phổ thông đầu tiên trong công ty cổ phần.

Công ty cổ phần khi mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Khi này các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được bán tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Cổ đông phổ thông là gì?

Trong Luật Doanh nghiệp hiện nay chưa có giải thích về cụm từ cổ phần phổ thông là gì. Song chúng ta có thể dựa trên các quy định khác có liên quan tới cổ phần phổ thông thì có thể hiểu đơn giản là cổ phần phổ thông là loại cổ phần cơ bản, hình thành dựa trên vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp.

Trong việc góp vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau , những phần góp vốn này gọi là cổ phần. Và cá nhân, người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông.

Lưu ý: Ngoài cổ đông phổ thông thì công ty cổ phần còn tồn tại cổ phần ưu đãi. Hiện nay Luật doanh nghiệp có quy định cá nhân sở hữu cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần sẽ được gọi là cổ đông ưu đãi.

Hiện tại Cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, và cổ phần ưu đãi khác do điều liệ công ty cổ phần quy định.

+ Cổ đông hiện hữu là gì?

Luật doanh nghiệp hiện nay chưa có giải thích khái niệm cổ đông hiện hữu mà chỉ có quy định về chào bán cổ phần trong doanh nghiệp. Trong việc chào bán này có thể thực hiện theo hình thức chào bán cho các cổ đông hiện hữu, tức là các cổ đông đang có số vốn góp tại thời điểm mở việc bán cổ phần.

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu được thực hiện khi trường hợp công ty cổ phần tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông hiện đang tham gia sở hữu cổ phần theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.

Xem thêm:

Mã số doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp. Với quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông được quy định chi tiết, rõ ràng tại Điều 114 và điều 115.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập cũng có quyền như cổ đông phổ thông, song có một số chú ý đặc biệt về chuyển nhượng cổ phần như:

Cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm tính từ thời điểm nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty mới được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác.

Song việc chuyển nhượng Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 3 của Điều 119 tức là được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông, đồng thời cá nhân chuyển nhượng không được tham gia biểu quyết.

Riêng đối với quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi được quy định tại điều 116, điều 117, điều 118 của Luật doanh nghiệp. Khách hàng lưu ý thêm là cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần này cho người khác.

Đồng thời với Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại  sẽ không có quyền tham gia biểu quyết, không được tham gia vào cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông cũng như không được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan