Chủ Thể Nào Có Quyền Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp .

Kiểu dáng công nghiệp được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện luật định và chỉ được cấp bằng độc quyền khi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có quyền nộp đơn đăng ký. Vậy chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì quý khách hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn điều này.

Điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Không phải trường hợp nào khi sáng tạo ra một kiểu dáng mới là đều có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp đó phải đáp ứng các quy định về điều kiện bảo hộ tương đối khắt khe.

Theo quy định tại Điều 63 văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất  Luật Sở hữu trí tuệ quy định, các điều kiện để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bao gồm:

Phải có tính mới: tức là không được trùng lặp hay tương tự những kiểu dáng đã công khai dưới mọi hình thức trước đây

Có tính sáng tạo: khi căn cứ vào mọi hình thức (sử dụng, mô tả bằng văn bản;…) mà có thể thấy được rằng kiểu dáng này người có hiểu biết trung bình không thể tạo ra được.

Có khả năng áp dụng trong công nghiệp: là khả năng có thể sử dụng kiểu dáng công nghiệp để làm mẫu chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đôi khi, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp lại không phải là người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng thực chất lại không hề sai quy định pháp luật. Cụ thể, tại Điều 86 văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định các đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

Tác giả đã sáng tạo ra KDCN bằng công sức và chi phí của mình;

Cá nhân/tổ chức đầu tư kinh phí cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);

Trường hợp KDCN được tạo ra do nhà nước đầu tư toàn bộ phương tiện vật chất kỹ thuật, kinh phí thì nhà nước có quyền đăng ký hoặc cơ quan khác đại diện cho nhà nước thực hiện đăng ký;

Nếu nhiều cá nhân/tổ chức góp kinh phí, phương tiện vật chất thì các cá nhân/tổ chức này cũng có quyền đăng ký khi được tất cả các cá nhân khác đồng ý;

Các cá nhân/tổ chức khác được người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký dưới hình thức hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định pháp luật.

Như vậy, các đối tượng thuộc một trong các trường hợp trên có quyền để tiến hành nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Trực Tuyến Có Quy Trình Thủ Tục Thế Nào?

Sửa Đổi Hồ Sơ Đăng Ký Mã Vạch Bằng Cách Nào?

Luật Dân Việt – dich vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoàn hảo

Được biết đến là đơn vị có kinh nghiệm, khả năng và hiểu biết pháp luật nổi trội về SHTT, chúng tôi tự hào là một trong các đơn vị đầu ngành về dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Sử dụng dịch vụ tại đây, khách hàng không còn nỗi lo về thủ tục, cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp bởi chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các bước đăng ký từ A đến Z như:

– Xem xét, tư vấn về khả năng đăng ký KDCN;

– Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho khách hàng;

– Thay khách hàng nộp đơn và nhận kết quả;

– Trường hợp đơn bị từ chối, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm ra giải pháp.

Khi có nhu cầu tư vấn “chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp” hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Dịch Vụ Thương Hiệu theo Hotline 0961.589.688 hoặc 0926 220 286  để được luật sư của chung tôi hướng dẫn cụ thể.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan