Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 từ tiền lương

Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thế nào là thắc mắc của không ít người lao động. Dưới đây là hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công với cá nhân cư trú.

Làm việc theo hợp đồng 3 tháng trở lên tính thuế TNCN thế nào?

Câu hỏi: Em làm việc tại công ty thời trang theo hợp đồng xác định thời hạn 02 năm. Vậy, thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào? – Hà Linh (TP. Hồ Chí Minh).

Trả lời:

Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được quy định:

1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

Như vậy, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Các khoản giảm trừ (căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC).

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh

Với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

Với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế suất thuế TNCN áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau (Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007):

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Cách tính thuế TNCN khi ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Câu hỏi: Xin hỏi, nếu ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động thì cách tính thuế thu nhập cá nhân thế nào? – Nguyễn Hân (hannguyengia…@gmail.com).

Trả lời:

Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định khấu trừ thuế với một số trường hợp khác như sau:

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Từ quy định trên, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập. Cụ thể công thức tính:

Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%

Trong đó, thu nhập tính thuế TNCN bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

cach tinh thue thu nhap ca nhan 2021

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công (Ảnh minh họa)

Người lao động làm 2 nơi tính thuế TNCN thế nào?

Câu hỏi: Em đang làm việc ở công ty thiết kế và có làm thêm kế toán ở một doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vậy em phải nộp thuế thu nhập cá nhân thế nào? – Trần Nhật (nhattranng…@gmail.com).

Trả lời:

Với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương thì cách tính thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào thời gian ký hợp đồng lao động. Do bạn không nêu rõ bạn làm việc theo loại hợp đồng nào nên dưới đây là cách tính cho từng loại hợp đồng bạn có thể tham khảo.

Người lao động ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên

Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC về khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công quy định:

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Như vậy, cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi thì tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể, số thuế TNCN phải nộp theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thuế suất gồm 07 mức thuế suất tương ứng từ 5% – 35% (Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007).

Người lao động ký hợp đồng dưới 03 tháng

Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Từ quy định trên, công thức tính như sau:

Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%

Lương bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, theo quy định hiện nay thì lương bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân? – Lê Mạnh (Bình Dương).

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013, căn cứ tính thuế với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể:

1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.

b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.

Trong đó, mức giảm trừ gia cảnh áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.

Từ quy định trên, một số mức thu nhập phải nộp thuế sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có), các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học:

Mức thu nhập

Đối tượng

Thu nhập phải nộp thuế

Mức 1

Không có người phụ thuộc

Trên 11 triệu đồng/tháng

Mức 2

Có 01 người phụ thuộc

Trên 15.4 triệu đồng/tháng

Mức 3

Có 02 người phụ thuộc

Trên 19.8 triệu đồng/tháng

Mức 4

Có 03 người phụ thuộc

Trên 24.2 triệu đồng/tháng

Có thêm 01 người phụ thuộc thì chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập tăng thêm 4.4 triệu đồng/tháng

Xem thêm: Thủ tục, điều kiện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Các khoản được giảm trừ khi tính thuế TNCN?

Câu hỏi: Bạn em đang làm việc tại nhà máy sản xuất thực phẩm khô, có nuôi 2 con nhỏ và mẹ ruột. Cho em hỏi, bạn em có được giảm trừ khi tính thuế TNCN không? – Hoàng Hạnh (Hà Nội).

Trả lời:

Theo Điều 7 Thông tư 111/2013, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau:

– Các khoản giảm trừ gia cảnh.

– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.

– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Căn cứ Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan