Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thế nào?

Không ít người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thắc mắc về mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng để tính các chế độ bảo hiểm xã hội thế nào. Sau đây là giải đáp của Vanbanluat về mức bình quân tiền lương tháng.

Mức bình quân tiền quân tiền lương tháng đóng BHXH khi nghỉ hưu

Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, cho tôi hỏi, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định thế nào? – Đặng Quân (Huế).

Trả lời:

Theo Điều 20 Thông tư 59/2015 /TT-BLĐTBXH, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

(Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

60 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12 /2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

72 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

96 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

120 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

180 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

 

 

240 tháng

 

– Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

 

Mbqtl

 

 

=

 

 

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng

 

 

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thế nào? (Ảnh minh họa)

Cách tính mức bình quân thu nhập tháng với người tham gia BHXH tự nguyện

Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 20 năm, năm sau đủ tuổi hưởng lương hưu. Tôi có xem cách tính lương hưu thấy mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, xin hỏi cách tính thế nào? – Vũ Tường (Quảng Ngãi).

Trả lời:

Với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng được tính cụ thể như sau:

 

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Theo đó, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện căn cứ mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội như trên.

Mức bình quân tiền lương để tính chế độ thai sản thế nào?

Câu hỏi: Em có tìm hiểu cách tính tiền thai sản thấy công thức ghi mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi, cụ thể mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính thế nào? – Hà Ngọc (Sơn La).

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

 

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

 

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

 

Theo đó, tại Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Vì bạn không nêu cụ thể quá trình đóng bảo hiểm xã hội, do đó bạn theo dõi ví dụ tính dưới đây với cách tính ở trên để hiểu rõ cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ chị N sinh con vào ngày 10/4/2020, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2020 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2020 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị N được tính như sau:

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

 

 

=

 

 

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

 

 

6

 

 

 

 

=

 

 

7,5 triệu đồng/tháng

 

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị N là 7,5 triệu đồng/tháng.

Trên đây là cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24 giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan