Cách Đăng Ký Bằng Sáng Chế Đơn Giản Nhất Năm 2020

Có thể coi sáng chế là kết quả sáng tạo, hoạt động của các cá nhân trong quá trình tham gia sản xuất, kinh doanh, tư duy. Để bảo vệ sự sáng tạo đó, cần có hàng rào pháp lý vững chắc và Bằng độc quyền sáng chế là kết quả công nhận của pháp luật để bảo vệ sự sáng tạo của con người.

Để đăng ký bằng sáng chế cần trải qua các giai đoạn, thủ tục theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về trình tự thủ tục hoặc điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế. Vậy cách đăng ký sáng chế như thế nào? Sẽ được chúng tôi hướng dẫn quý khách hàng sau đây.

Điều kiện để được cấp bằng sáng chế là: Có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu thiếu một điều kiện về tính sáng tạo thì sáng chế đó sẽ được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý khách hàng hồ sơ, giấy tờ cần thiết và cách đăng ký bằng sáng chế năm 2020.

Hồ sơ đăng ký sáng chế

– Tờ khai theo mẫu;

– Giấy ủy quyền;

– Bản mô tả sáng chế kèm theo hình nếu có;

– Yêu cầu bảo hộ;

– Các tài liệu khác có liên quan;

–  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế

Có 2 cách đăng ký bằng sáng chế Quý khách hàng có thể lựa chọn bao gồm:

– Thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp tại 3 địa điểm ở trụ sở chính Thành phố Hà Nội, Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng;

– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

Quá trình thẩm định hồ sơ

– Thẩm định hình thức đơn: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục sẽ ra thông báo thẩm định hình thức với hai trường hợp chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

– Công bố đơn

Thời gian 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung. Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn:

Sau thời gian 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Lệ phí:

Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

Phí tra cứu: 120.000 đồng.

Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

Xem thêm:

Cách Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Đơn Giản Cho Doanh Nghiệp

Đăng Ký Mã Vạch Nhanh Chỉ Trong 1 Ngày Duy Nhất

Thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Văn bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích được gọi là “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích”. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan