Cách Đăng Ký Bản Quyền Sáng Chế

Quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế khi được chấp thuận bảo hộ sẽ được độc quyền khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại trong thời hạn 20 năm.

Đăng ký bản quyền sáng chế là hình thức bảo hộ các thành quả từ hoạt động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm sở hữu trí tuệ (sản phẩm, quy trình công nghệ) mà không phải là những đặc tính hay quy luật vốn có từ tự nhiên. Theo đó, quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế này, chủ sở hữu sáng chế khi được chấp thuận bảo hộ sẽ được độc quyền khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại trong thời hạn 20 năm. Để khách hàng hiểu hơn về việc đăng ký sáng chế, chúng tôi đưa ra đây một số vấn đề về cách đăng ký bản quyền sáng chế để quý khách hàng tham khảo như sau:

Đối tượng và điều kiện để đăng ký bản quyền sáng chế

Sáng chế có thuộc tính cơ bản là mang tính chất kỹ thuật, là giải pháp kỹ thuật được tạo ra bởi hoạt động sáng tạo của con người nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể chứ không phải là việc áp dụng các quy luật tự nhiên, sẵn có để giải quyết vấn đề đó.

Đối tượng để đăng ký sáng chế có thể được thể hiện dưới các dạng sau:

– Dạng sản phẩm: Các sản phẩm để đăng ký sáng chế có thể là các dụng cụ, máy móc, công cụ, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy hoặc một sản phẩm thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Hoặc sản phẩm đăng ký sáng chế có thể là một hợp chất hóa học hoặc hỗn hợp chất hóa học thể hiện dưới dạng chất liệu, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm hoặc vật liệu sinh học như tế bà, gen, cây chuyển gen,…

– Dạng quy trình, phương pháp: Các quy trình và phương pháp sản xuất, xử lý và khai thác sản phẩm áp dụng các đặc tính kỹ thuật nhằm tạo ra các lợi ích mới, đem lại tính năng hiệu quả hơn so với các phương pháp và quy trình đã biết cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế.

Điều kiện để đăng ký sáng chế được quy định rõ gồm 3 điều kiện như sau:

– Sáng chế phải có tính mới: đặc điểm kỹ thuật của sáng chế chưa được bộ lộ công khai tại bất cứ đâu trên thế giới, dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc nếu đã bộc lộ chỉ được bộ lộ trong phạm vi một số người và những người đó có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

– Sáng chế phải có tính sáng tạo: không thể được tạo ra sáng chế một cách dễ dàng bởi người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, nó phải là một bước tiến sáng tạo, có các đặc tính kỹ thuật mới, đem lại các đặc điểm hữu ích khi sử dụng.

– Sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp: việc sản xuất sản phẩm sẽ được tạo ra theo phương pháp sản xuất hàng loạt sản phẩm tương tự hoặc nếu là quy trình hoặc phương pháp thì việc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình đó với đúng nội dung đã đăng ký và thu được kết quả ổn định.

Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

Chủ thể nộp đơn đăng ký bản quyền sáng chế có thể là những người sau đây:

– Tác giả – người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ của mình, tự đầu tư kinh phí và các phương tiện vật chất để tạo ra sản phẩm.

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí hoặc đầu tư vật chất để tác giả sáng tạo ra sản phẩm;

– Tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê việc với tác giả hoặc nơi tác giả làm việc, làm công. Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê/ hợp đồng lao động không chứa các thỏa thuận khác, tổ chức, cá nhân đó được hiểu hiển nhiên là chủ sở hữu sáng chế;

– Tổ chức, cá nhân khác được tác giả chuyển nhượng hoặc tặng, cho quyền sở hữu, được lập thành văn bản.

Các chủ thể này có thể lựa chọn cách đăng ký bản quyền sáng chế phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của mình.

Lưu ý trước khi nộp hồ sơ đăng ký sáng chế

Để giảm thiểu tối đa tiền bạc và thời gian cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế, người nộp đơn cần cân nhắc sáng chế có đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ nêu trên hay không sau đó lựa chọn cách đăng ký bản quyền sáng chế phù hợp.

Trong đó, việc đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế trước khi nộp đơn bởi chính chủ sở hữu là cần thiết trên cơ sở những sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng sáng chế dự định đăng ký.  chủ sở hữu – những người hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đó sẽ nắm rõ được sáng chế này có mang tính sáng tạo hay không, hay việc tạo ra sản phẩm này là áp dụng từ những giải pháp kỹ thuật đã biết khác.

Ngoài ra, để xem xét tính mới của sáng chế, chủ sở hữu nên liên hệ với những đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp để có bước tra cứu tính mới của sáng trên trên phạm vi thế giới. Việc tra cứu này giúp đánh giá được một phần là sáng chế có khả năng đăng ký hay không trước khi nộp đơn đăng ký.

Xem thêm:

Chứng Nhận Đăng Ký Mã Vạch Là Gì? Làm Sao Để Được Cấp?

Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty

Hồ sơ đăng ký sáng chế

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế cần được nộp đầy đủ tại thời điểm nộp đơn đăng ký, bao gồm các tài liệu sau:

– 02 Đơn đăng ký sáng chế (Luật Dân Việt sẽ tiến hành soạn thảo theo mẫu quy định dựa trên các thông tin về chủ sở hữu và tác giả mà khách hàng cung cấp);

– 02 Bản mô tả sáng chế (Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn khách hàng soạn thảo bản mô tả trên cơ sở xây dựng khung thông tin yêu cầu khách hàng cung cấp để làm rõ bản chất của sáng chế yêu cầu bảo hộ);

– Giấy ủy quyền (Khi khách hàng ủy quyền cho Luật Dân Việt là đại diện sở hữu công nghiệp theo dõi và xử lý đơn trong suốt quá trình thẩm định);

– Các tài liệu khác theo quy định (Tùy vào từng đối tượng đăng ký sáng chế mà chúng tôi yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu khác nhau, ví dụ: nếu sáng chế là sản phẩm dược phẩm, khách hàng cần cung cấp kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm dược phẩm đó…).

Quý khách hàng có 2 cách đăng ký bản quyền sáng chế: hoặc là tự mình nộp hồ sơ hoặc là qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nộp hồ sơ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan