Các Loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế, góp phần tạo dựng nên nền kinh tế phát triển của quốc gia.

 Doanh nghiệp, công ty là những tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời trong các lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam ngoài doanh nghiệp nhà nước thì có nhiều loại hình doanh nghiệp khác.

Vậy các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là những loại hình nào? Những loại

hình doanh nghiệp đó có sự khác nhau như thế nào sẽ được Luật Dân Việt nêu rõ trong nội dung bài viết này.

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là sự phân loại các hình thức doanh nghiệp theo những đặc trưng, ưu điểm, nhược điểm để tạo ra sự phân biệt cho doanh nghiệp, về các loại hình doanh nghiệp, Quý vị có thể tham khảo ở mục tiếp theo trong bài viết để nắm rõ những thông tin cho mình.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có định nghĩa về doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay Việt Nam ghi nhận 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên.

– Công ty hợp danh.

– Công ty cổ phần.

– Doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, mỗi một loại hình sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định, kính mời quý độc giả theo dõi nội dung tiếp theo về các ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm:

Thủ tục Hợp nhất Doanh nghiệp

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp?

Loại hình doanh nghiệp Ưu điểm Nhược điểm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ khác trong phạm vi vốn điều lệ khi thành lập.

– Thành viên công ty không nhiều vì thế việc quản lý sẽ đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

– Công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản.

– Không được giảm vốn điều lệ trong thời gian hoạt động, vì thế loại hình doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn khi muốn huy động vốn.

– Không được phát hành cổ phiếu

Công ty TNHH hai thành viên trở lên – Các thành viên trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp nên ít có rủi ro cho các thành viên.

– Các thành viên góp vốn thường có sự quen biết và tin tưởng nhau, nên việc điều hành doanh nghiệp sẽ ít phức tạp.

– Thủ tục chuyển nhượng vốn phức tạp và nghiêm ngặt nên doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được các thành viên và tránh người ngoài gia nhập.

– Thành viên trong doanh nghiệp thường là người quen nên uy tín với đối tác và khách hàng phần nào đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Loại hình doanh nghiệp này cũng không được phát hành cổ phiếu, vì thế việc huy động vốn sẽ bị hạn chế.

– Chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

– Số lượng thành viên không vượt quá 50 người.

Công ty hợp danh – Do kết hợp uy tín cá nhân giữa nhiều người và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên nên loại hình doanh nghiệp này tạo được uy tín một cách dễ dàng.

– Việc điều hành doanh nghiệp không phức tạp khi số lượng thành viên ít và các thành viên có sự tin tưởng lẫn nhau.

– Thành viên hợp danh có trình độ chuyên môn, uy tín cao.

– Do chịu trách nhiệm vô hạn với hoạt động của công ty nên dễ dàng huy động vốn từ việc vay ngân hàng.

– Thích hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ vì cơ cấu gọn, ít thành viên, dễ quản lý.

– Mức độ rủi ro khi các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn.

– Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân nhưng không được phát hành chứng khoán vì thế gặp khó khăn trong huy động vốn.

– Không có sự phân biệt giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

– Thành viên hợp danh khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty từ những cam kết trước khi rời khỏi công ty.

Công ty cổ phần – Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn góp nên ít rủi ro.

– Công ty cổ phần có thể hoạt động trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.

– Được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn khá dễ dàng.

– Cơ cấu linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người cùng góp vốn.

– Chuyển nhượng vốn đơn giản nên đối tượng tham gia góp vốn ở loại hình công ty này rất rộng.

– Số lượng thành viên thường đông nên việc quản lý và điều hành rất phức tạp.

– Chịu nhiều sự điều chỉnh của pháp luật về thành lập, tài chính, kế toán…

Doanh nghiệp tư nhân – Do một cá thành lập, quyết định hướng kinh doanh vì thế được tự do sử dụng lợi nhuận sau thuế.

– Chủ sở hữu có quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế mà doanh nghiệp phải đóng.

– Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh. Vì thế sẽ có được lòng tin của khách hàng và các đối tác môt cách dễ dàng hơn.

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên có mức độ rủi ro cao.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể cả trong trường hợp cho thuê lại doanh nghiệp.

– Do chịu trách nhiệm vô hạn nên chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan