Những điều cần biết hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Mục đích của mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp là đều hướng tới việc việc giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó, hoạt động mua bán và sáp nhật không đơn thuần chỉ là góp vốn hay sở hữu cổ phần doanh nghiệp như hoạt động đầu tư thường thấy. Vậy có các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nào? Trong ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

cac-hinh-thuc-mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thường có thể được thực hiện dưới 2 hình thức phổ biến đó là: mua tài sản và mua cổ phiếu.
Mua tài sản
Mua tài sản là việc một công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần hoặc toàn bộ tài sản của một công ty khác, đồng thời khi đó diễn ra việc dịch chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp.
Mua cổ phiếu
Mua cổ phiếu là hình thức mà ở đó một công ty tiến hình mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của môt công ty khác, và do đó trở thành cổ động lớn nhất của công ty đó.

Xem thêm:

Hợp đồng mua bán đất có hiệu lực khi nào?

Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập DNTN

Ưu và nhược điểm của các hình thức M&A 

Mua tài sản
Ưu điểm:
• Khi áp dụng hình thức mua tài sản này, người mua có quyền chọn lựa tài sản mua cũng như một số khoản nợ. Nhờ đó mà bên mua có thể tránh khỏi những khoản nợ không lường trước được và kiểm soát được giao dịch.
• Người mua chỉ phải làm việc với người đại diện theo ủy quyền của HĐQT hay HĐTV của bên bán chứ không phải mất công sức đàm phán với nhiều cổ đông như hình thức mua cổ phiếu.
Nhược điểm: 
• Tốn kém về thời gian, công sức và chi phí để thẩm định, định giá nhiều loại tài sản, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng kềnh.

Mua cổ phiếu
Ưu điểm: 
• Do chỉ mua cổ phiếu của công ty bị mua lại nên sẽ không có sự pha loãng cổ đông như sáp nhập.
• Quá trình diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản, bởi giảm thiểu được nhiều thủ tục.
Nhược điểm: 
• Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “tranh chấp không dự tính được” (môi trường, thuế, kiện tụng của bên thứ ba)
Như vậy có thể thấy hiện nay có 2 hình thức M&A rất phổ biến là mua tài sản và mua cổ phiếu. Mỗi một hình thức lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì thế các doanh nghiệp sẽ dựa vào các tiềm lực, các điều kiện, khả năng của mình để làm căn cứ lựa chọn một hình thức M&A phù hợp nhất. Tuy nhiên việc đưa ra quyết định là không hề dễ dàng, quý doanh nghiệp cần liên hệ với một công ty tư vấn luật để giúp doanh nghiệp có được quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất.

Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp Luật Dân Việt

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan