Các Chi Phí Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền

Các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được tính như thế nào? Cần phải làm những gì để tiết kiệm chi phí? Thêm tiền có thể đẩy nhanh thời gian đăng ký không? Những câu hỏi trên sẽ được Luật Dân Việt giải đáp thật chi tiết trong bài viết sau.

Đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những việc làm cần thiết để doanh nghiệp, cá nhân có thể đảm bảo mình được độc quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm mà mình cung cấp.

Việc đăng ký thương hiệu là không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng với chủ sở hữu đặc biệt trong những trường hợp phát sinh tranh chấp hoặc bị bên khác làm “nhái”, thậm trí làm “giả” thương hiệu sản phẩm mà chính mình đang cung cấp.

Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được hiện qua nhiều bước khau nhau bao gồm 04 giai đoạn (i) Thiết kế và lựa chọn thương hiệu đăng ký (ii) Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn (iii) nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục SHTT (iv) theo dõi đơn đăng ký thương hiệu cho đến khi được Cục SHTT ra quyết định cuối cùng về thương hiệu.

Các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền gồm:

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ bao gồm 2 loại chi phí chính

(i) Lệ phí nhà nước

–  Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền: 180.000 đồng

–  Chi phí công bố đơn đăng ký thương hiệu độc quyền: 120.000 đồng

–  Chi phí thẩm định nội dung đơn: 300.000 đồng

–  Lệ phí cấp giấy chứng nhận cho khách hàng đăng ký thương hiệu độc quyền: 120.000 đồng

–  Lệ phí đăng bạ sau khi đăng ký thương hiệu độc quyền: 120.000 đồng

(ii) Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền từ 3.000.000 – 3.700.000 đồng/ 1 nhóm sản phẩm gồm 6 sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Trường Khi khách hàng tiến hành đăng ký cho nhóm thứ 2 trở lên thì chi phí sẽ giảm thêm.

Lưu ý: Ngoài chi phí nêu trên, khách hàng còn phải trả thêm chi phí tra cứu thương hiệu độc quyền để tránh trùng lặp với những thương hiệu trước đó. Chi phí này cũng là một trong các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất theo quy định. Thông thường khoảng 500.000 đồng / 1 nhóm sản phẩm hay dịch vụ.

Khi thắc mắc về chi phí đăng ký hoặc trả lời cho câu hỏi đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo phí chi tiết nhất.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Khách hàng cần chuẩn bị thủ tục hồ sơ để đăng ký thương hiệu độc quyền một cách chu đáo với những giấy tờ sau:

– Cung cấp cho Cục sở hữu trí tuệ tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền

– Giấy uỷ quyền cho công ty luật chuyên phụ trách đăng ký thương hiệu độc quyền

– Mẫu thương hiệu độc quyền mà bạn muốn tiến hành đăng ký

– Lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu;

– Giấy tờ khác (phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể)

Chi phí đăng ký phù thuộc vào các yếu tố nào?

Nhiều khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân phải chịu nhiều chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền do không được tư vấn rõ về việc kê khai sản phẩm theo danh mục đã quy định. Khi có sự trùng lặp trong thương hiệu độc quyền đã đăng ký thì khách hàng cần đội ngũ luật sư chuyên nghiệp tư vấn cặn kẽ hơn. Ngoài ra dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền còn giúp khách hàng mô tả thương hiệu cặn kẽ, ý nghĩa của các ký hiệu riêng.

Để tiết kiệm các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền luật sư sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc kê khai trong phần danh mục của những hàng hóa, hay dịch vụ bạn kinh doanh sẽ mang thương hiệu đăng ký là gì. Trong tờ khai của bạn khi nộp cho cơ quan chức năng phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ nào mang thương hiệu nào một cách cụ thể đồng thời có sự phân nhóm một cách tốt nhất theo quy ước Thỏa thuận Nice.

Nhiều khách hàng nôn nóng muốn nhanh chóng đăng ký thương hiệu độc quyền và sẵn sàng trả các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền nhiều nhưng thật ra thời gian cũng phải từ 10 – 12 tháng là nhanh nhất vì trong đó có thời gian chờ thẩm định nội dung và hình thức của thương hiệu. Chỉ có làm chuẩn về thủ tục đăng ký thương hiệu bạn mới được giải quyết nhanh trong thời gian trên, nếu có sơ suất sẽ có thể mất thời gian từ 2 – 3 năm, trong đó có thể bị đối thủ đăng ký thương hiệu độc quyền trước đó.

Xem thêm:

Đăng Ký Giấy Phép Quảng Cáo Mỹ Phẩm Bằng Cách Nào?

Các Quy Định Về Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Cần Biết!

Một số lưu ý khi đăng ký độc quyền thương hiệu

Một số trường hợp đặc biệt có thể khiến các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền nhiều hơn, bạn cần bổ sung các giấy tờ liên quan nếu việc đăng ký thương hiệu độc quyền có liên quan đến:

–  Thương hiệu độc quyền là sở hữu của tập thể thì cá nhân đứng ra đăng ký thủ tục phải có giấy ủy quyền của các chủ sở hữu còn lại.

–  Thương hiệu độc quyền do kế thừa, thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác thì phải có tài liệu hay giấy tờ xác nhận một cách cụ thể.

–  Trường hợp thương hiệu đã thông qua trưng bày triển lãm thì phải nộp thêm bản sao đơn đầu tiên hay giấy chứng nhận trưng bày triển theo quyền ưu tiên của quốc tế.

–  Nếu thương hiệu có giải thưởng hay huy chương thì người đăng ký cũng phải nộp tài liệu liên quan về giải thưởng đó.

Dịch vụ của Luật Dân Việt giúp khách hàng tiết kiệm chi phí

Khi cần tìm nơi hoàn thành thủ tục và chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền thấp nhất, khách hàng hãy liên hệ Luật Dân Việt để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết hơn.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền thì có thể liên hệ với Công ty Luật Dân Việt để được tư vấn về dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền trọn gói với giá cạnh tranh nhất.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan