Làm bất cứ một việc gì chúng ta đều cần chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện bao gồm những bước cụ thể, và việc thành lập công ty một sự kiện hết sức quan trong trên con đường khởi nghiệp kinh doanh càng đòi có sự chu đáo nhất.

cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-luat-dan-viet

Thành lập Công ty bao gồm nhiều bước khác nhau, để khách hàng tham khảo các bước thành lập công ty, công ty Luật Dân Việt sẽ tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập công ty như sau:

Tư vấn Thủ tục Thành lập Công ty Năm 2021

Luật Dân Việt chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn các bước thành lập công ty nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng chỉ cần cung cấp một vài thông tin cần thiết và chờ kết quả (trong thời gian sớm nhất). Tất cả mọi thủ tục, hồ sơ, tài liệu đều sẽ do các luật sư, chuyên viên của Luật Dân Việt thực hiện.

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Dân Việt sẽ giúp cho quý khách tiết kiệm được thời gian và đơn giản hóa các thủ tục phức tạp để cho ra đời công ty của riêng mình. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách những thông tin cần thiết và với một khoảng chi phí hợp lý. Bạn có thể yên tâm trong việc hoàn thành các bước thành lập công ty bởi dịch vụ của chúng tôi.

Thủ tục thành lập công ty sẽ được thành viên/cổ đông/chủ sở hữu trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho công ty dịch vụ tiến hành. Tuy nhiên, dù trực tiếp hay ủy quyền thực hiện công việc này, các bước thành lập công ty cũng không có gì thay đổi.

Để khách hàng hiểu và nắm được các bước cơ bản, chúng tôi sẽ hướng dẫn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cần thiết cho việc thành lập Công ty

Để có thể tiến hành thành lập công ty khách hàng cần chuẩn bị thông tin và tài liệu sau:

– Bản sao chứng thực (công chứng) chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của các thành viên/cổ đông tham gia góp vốn thành lập công ty

Lưu ý: Bản sao chứng thực tài liệu nêu trên phải trong thời hạn 06 (sáu) tháng tính từ ngày chứng thực. Trường hợp, khách hàng không thể tiến hành công chứng được giấy tờ trên, khách hàng co thể gửi bản scan hoặc bản gốc cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành chứng thực miễn phí giấy tờ này cho khách hàng.

– Thông tin cho việc thành lập Công ty bao gồm:

+ Tên và loại hình công ty dự định thành lập:

Hiện nay có 02 loại hình Doanh nghiệp cơ bản mà khách hàng hay lựa chọn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần, đối với tên Công ty Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn vớicác đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) quý khách có thể tham khảo tên các doanh nghiệp tại cổng “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”.

+ Địa chỉ trụ sở chính công ty dự định thành lập

Địa chỉ công ty là nơi hoạt động của doanh nghiệp và được thể hiện thông tin cụ thể bao gồm: số nhà/thôn/xóm – đường/phố – xã/phường/thị trấn/ – quận/huyện – tỉnh/thành phố

Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính công ty không bao gồm nhà chung cư, tòa nhà không có chức năng kinh doanh văn phòng, khu tập thể (áp dụng đối với 04 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)

+ Vốn điều lệ Công ty và tỷ lệ vốn góp của thành viên/cổ đông:

Vốn điều lệ là vốn góp của các thành viên/cổ đông tham gia thành lập Công ty, vốn điều lệ có thể góp bằng tiền mặt hoặc tài sản khác.

Mức vốn điều lệ công ty phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu dựa trên mức độ, phạm vi kinh doanh. Khi thành lập Doanh nghiệp, chú ý không nên để vốn quá cao ngay từ đầu mà nên để mức phù hợp với quy mô kinh doanh.

Khi có nhu cần tăng vốn về sau, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ công ty đơn giản và dễ dàng.

+ Ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh Công ty dự định kinh doanh, Quý khách hàng có thể tham khảo ngành nghề kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc quyết định 337 của Thủ tướng chính phủ về ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý: Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện kinh doanh trước khi hoạt động

+ Lựa chọn người đại diện theo pháp luật Công ty:

Các thành viên/Cổ đông thống nhất lựa chọn người đại diện theo pháp luật Công ty

+ Thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty và tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty:

Quyền lợi và trách nhiệm là hai thứ luôn đồng hành với nhau trong công việc. Do đó, việc phân chia tỷ lệ góp vốn trong công ty sẽ do thành viên/cổ đông quyết định trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên/cổ đông.

Thành viên/cổ đông nào có tỷ vốn cao hơn các thành viên/cổ đông khác trong công ty cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ có nhiều quyền lợi hơn nhưng cũng có trách nhiệm lớn hơn. Do đó, trước khi quyết định tỷ lệ sở hữu vốn, thành viên/cổ đông cần có sự trao đổi và thống nhất để tránh những vấn đề phát sinh không cần thiết trong quá trình hoạt động công ty.

TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY KHÁCH HÀNG

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin và tài liệu nêu trên, khách hàng sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty, thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau:

  1. Đối với việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn:
  2. Giấy đề nghị đăng ký công ty (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
  3. Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên) (mẫu tham khảo);
  4. Danh sách thành viên (mẫu quy định) – Chỉ áp dụng trong trường hợp là Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 02 thành viên trở lên
  5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật:

– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Nếu thành viên là tổ chức:
– Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

  1. Đối với việc thành lập Công ty Cổ phần:
  2. Giấy đề nghị đăng ký Công ty (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
  3. Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các Cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền của Cổ đông) (mẫu tham khảo);
  4. Danh sách Cổ đông (mẫu quy định)
  5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả Cổ đông người đại diện theo pháp luật:

– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

– Nếu Cổ đông là tổ chức:

– Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

Xem thêm:

Mở tài khoản ngân hàng công ty TNHH

Thông báo mẫu con dấu thành lập công ty cổ phần

Tài sản góp vốn là phương tiện thủy nội địa công ty tnhh

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan cấp phép

Sau khi chuyển bị xong hồ sơ, Quý khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép theo trình tự sau:

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng nhận hồ sơ hoặc nộp trực tuyến qua công thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Lưu ý: Đối với thành phố Hà Nội, bắt buộc khách hàng phải nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin quốc gia

– Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho khách hàng.

– Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp

– Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, khách hàng đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;

Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

– Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;

– Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Các bước doanh nghiệp cần làm sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

– Khắc dấu pháp nhân công ty: Doanh nghiệp liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ khắc dấu, để tiến hành thủ tục khắc dâu tên công ty. Hồ sơ bao gồm (i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ii) tờ đăng ký khắc dấu

– Công bố mẫu dấu và công bố thông tin thành lập Doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục công bố thông tin và công bố mẫu dấu đã đăng ký tới cổng thông tin quốc gia

– Đăng ký chữ ký số điện tử để kê khai thuế:

– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo việc sử dụng hóa đơn điện tử;

– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;

– Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo việc sử dụng tài khoản ngân hàng;

– Dán biển tên công ty tại trụ sở đã đăng ký;

Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Công ty Luật Dân Việt, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:

– Luật Dân Việt tư vấn trực tiếp cho khách hàng theo địa chỉ khách hàng yêu cầu, khách hàng không cần phải đến văn phòng của chúng tôi để được tư vấn.

– Trong toàn bộ quá trình thực hiện công việc, các chuyên viên của Luật Dân Việt sẽ trực tiếp đến tận nơi khách hàng để ký hợp đồng, giao hồ sơ, nhận hồ sơ và bàn giao kết quả cho khách hàng;

– Luật Dân Việt có nhiều gói dịch vụ thành lập Công ty linh hoạt để khách hàng lựa chọn và chúng tôi cam kết thời gian thực hiện công việc đúng với gói dịch vụ khách hàng lựa chọn;

– Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ pháp lý đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, sẽ hỗ trợ được tối đa các vấn đề khác sau khi khách hàng thành lập xong công ty;

– Khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ miễn phí, ưu đãi giá dịch vụ đối với công việc khác sau này.

Khi có nhu cầu tư vấn các bước Thành lập Công ty hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline sau đây:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan