Bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu

Để hỗ trợ khách hàng thực hiện việc bổ sung ngành xuất nhập khẩu một cách trọn vẹn, nhanh chóng, tránh mất thời gian giải quyết hồ sơ và các vấn đề liên quan, sau đây Luật Dân Việt sẽ cùng quý vị tìm hiểu giải đáp câu hỏi trên một cách dễ thực hiện, đầy đủ và tuân thủ đúng theo quy định mới hiện hành.

Hiện nay, thực trạng về xuất nhập khẩu đang trên đà ngày một phát triển ở Việt Nam. Theo đó, ngành xuất nhập khẩu cũng đang được chú trọng cho nên các doanh nghiệp có nhu cầu muốn bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp của mình để phát triển. Vậy khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung mã ngành nghề này cần thủ tục hồ sơ ra sao? Mã của ngành nghề xuất nhập khẩu có mã số như thế nào?

Mã ngành nghề xuất nhập khẩu theo hệ thống mã ngành kinh tế?

Theo căn cứ tại quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có quy định tại phụ lục I về hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ. Trong hệ thống mã ngành không có riêng trường hợp hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn kê khai về hoạt động xuất nhập khẩu thì có thể kê khai là ngành “ hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu” – có phần mã ngành số “8299”.

Hồ sơ bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu?

Đối với hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục bổ sung ngành xuất nhập khẩu là:

– Thông báo về sự thay đổi đăng ký kinh doanh – theo mẫu tại phụ lục II-1 được ban hành kèm thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT

– Biên bản về cuộc họp thay đổi, bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu của công ty

Trong đó biên bản phải thể hiện rõ các thông tin cần được thay đổi ghi nhận trong Điều lệ của công ty

– Quyết định về bổ sung, thanh đổi ngành nghề xuất nhập khẩu bằng văn bản của Hội đồng thành viên (với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.), của Đại hội đồng cổ đông (với công ty cổ phần), của chủ sở hữu công ty (với công ty TNHH 1 thành viên)

Trong đó quyết định này phải thể hiện rõ các thông tin cần được thay đổi ghi nhận trong Điều lệ của công ty.

– Bản giấy tờ gốc về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ). Đồng thời giấy chứng nhận đăng ký thuế (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

– Tờ khai các thông tin về người nộp hồ sơ

– Giấy ủy quyền cho các nhân, tổ chức khác thực hiện thay thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (nếu có)

– Các giấy tờ về chứng thực cá nhân của người được ủy quyền:

+ Nếu là công dân Việt Nam thì giấy tờ là chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc ngoài ra có thể thay thế bằng hộ chiếu Việt Nam (còn hiệu lực).

+ Nếu là người nước ngoài thì giấy tờ là hộ chiếu của chủ thể hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế cho hộ chiếu nước ngoài (còn hiệu lực).

Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Hiện tại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề bổ sung ngành nghề kinh doanh là bộ phận Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoach đầu tư. Theo đó, có hai cách thức nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền này, cụ thể là:

– Nộp trực tiếp ở Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi công ty đặt trụ sở.

– Gửi hồ sơ qua hệ thống của cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về một số địa điểm của Sở kế hoạch đầu tư ở một số tỉnh, thành phố để khách hàng có thể nộp hồ sơ:

– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Hồ Chí Minh

– Tại Hà Nội: Tầng 3, nhà B10A, Nam Trung Yên, Hà Nội.

– Tại Đà Nẵng: số 24, đường Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng

Thủ tục bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu

Các bước cơ bản khi thực hiện tiến hành thủ tục bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu cụ thể theo trình tự như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ (hồ sơ cần thiết như nội dung trên đã đề cập của bài viết này)

– Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng Đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư.

Sau khi nộp xong hồ sơ, phía bên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại giấy biên nhận cho bên doanh nghiệp.

Lưu ý: Nộp hồ sơ trực tiếp phải nộp vào ngày hành chính và khi đến cần lấy số thứ tự để chuẩn bị nộp hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời gian này cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiến hành kiểm tra về tính hợp lệ của hồ sơ, theo đó xảy ra 2 trường hợp là:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan sẽ thực hiện bổ sung và thay đổi thông tin của ngành, nghề kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia – mục đăng ký doanh nghiệp.

+ Nếu hồ sơ rà soát không hợp lệ thì trong vòng 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo doanh nghiệp cần phải  thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tài liệu hồ sơ.

– Bước 4: Doanh nghiệp nhận kết quả từ Phòng Đăng ký kinh doanh.

Đối với hình thức nhận kết quả có hai trường hợp:

+ Trực tiếp nhận kết quả tại Sở kế hoạch đầu tư (nơi đã đăng ký nộp hồ sơ).

+ Gián tiếp – thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cơ quan, cá nhân khác thực hiện dịch vụ nhận hồ sơ thay.

Trường hợp doanh nghiệp có thể yêu cầu để được cấp xác nhận về việc bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan