Biên bản đối chiếu công nợ

Cần sử dụng mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất để đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật đang có hiệu lực.

Ngày nay, công nợ không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Lập các biên bản đối chiếu công nợ hỗ trợ rất quan trọng trong vấn đề xử lí công nợ cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh.

Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ gửi tới Quý vị các vấn đề pháp lí của công nợ, từ đó có thể hiểu rõ hơn bản chất của loại hình này. Đồng thời cũng gửi tới Quý vị những mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay.

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Trước khi tiếp cận với các mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất thì chúng ta cần tìm hiểu thủ tục đối chiếu công nợ là gì, giá trị pháp lí như thế nào. Bởi vì tất cả các thủ tục khi thực hiện hợp pháp và được pháp luật bảo vệ thì mới có thể đảm bảo các quyền và nghĩa vụ chính đáng các bên được nhận.

Công nợ được hiểu là khoản nợ phát sinh trong kỳ được chuyển sang kỳ sau. Công nợ của công ty, doanh nghiệp là khoản nợ của công ty, doanh nghiệp đó được chuyển sang kỳ sau khi phát sinh nghĩa vụ trả nợ đối với cá nhân, tổ chức khác trong quan hệ hợp đồng.

Phân loại theo đối tượng thực hiện nghĩa vụ tài chính thì công nợ được phân thành hai loại chính đó là:

– Công nợ phải trả;

– Công nợ cần thu của khách hàng.

Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoăc các hình thức khác tương đương, xác lâp làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên. Biên bản này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế với cơ quan nhà nước.

Biên bản đối chiếu công nợ giúp công ty, doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình các khoản nợ trong kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ, đồng thời phân loại các nhóm khoản nợ. Từ đó, đưa ra biện pháp xử lí công nợ đến bước xử lý theo quy định pháp luật điều chỉnh.

Giá trí pháp lý của biên bản đối chiếu công nợ

Như đã biết, các hợp đồng giữa các chủ thể mang tính chất dân sự thể hiện thỏa thuận giữa các bên, trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện. Dù được thể hiện qua các tên gọi khác nhau như: hợp đồng hợp tác, hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng dịch vụ,… đều có thể phát sinh công nợ.

Giá trị pháp lý của biên bản đối chiếu công nợ mang tính chất chung của giao dịch dân sự. Biên bản này cũng thể hiện sự đối chiếu thỏa thuận thực tế các mức nghĩa vụ tài chính mà các bên chưa thực hiện xong. Đồng thời cũng đề cập đến khoản công nợ chuyển sang kỳ tiếp theo.

Về cơ bản giá trị pháp lí của biên bản đối chiếu công nợ giống như hợp đồng giao dịch dân sự, cũng là một trong những chứng cứ khi các bên có tranh chấp xảy ra. Giá trị pháp lí của biên bản thể hiện qua các điều kiện chính sau:

– Đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật;

– Nội dung đối chiếu công nợ không trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội;

– Nguyên tắc đối chiếu công nơ giữa các bên hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Nếu trong mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất được Luật Dân Việt giới thiệu cho Quý vị sẽ đảm bảo tính pháp lí. Đồng thời tuân thủ các nội dung theo quy định mới nhất, đảm bảo biên bản được thực hiện.

Xem thêm:

Mua hóa đơn từ cơ quan thuế công ty hợp danh

Thông báo phát hành hóa đơn lần đầu công ty hợp danh

Các mẫu biên bản đối chiếu công nợ phổ biến nhất

Một số mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất hiện nay thường được trình bày như sau:

 Mẫu số 01:

CÔNG TY …………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

——————
………., ngày…tháng…năm….
 

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. Tại văn phòng Công ty …………, chúng tôi gồm có:

  1. Bên A (Bên mua): ……………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

– Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

  1. Bên B (Bên bán): ……………………………………………………………………………………

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ……………………………….

– Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ……………………………………..

Cùng nhau đối chiếu khối lượng và giá trị cụ thể như sau:

1/ Công nợ đầu kỳ: … đồng

2/ Số phát sinh trong kỳ

STT Tên sản phẩm Đơn vị Số Đơn giáThành tiền
Tính lượng

 

Tổng:
3. Số tiền bên A đã thanh toán: 0 đồng
4. Kết luận: Tính đến ngày ………………. bên A phải thanh toán chi bên B số tiền
là: …………..

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đối chiếu công nợ này mà bên B không nhận được phản hồi từ quý công ty thì công nợ trên coi như được chấp nhận.

   ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                 ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Mẫu số 02:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

——————

………., ngày…tháng…năm….

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa;

– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên;

– Căn cứ …………………………..…..

Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. tại trụ sở Công ty …………………….……., chúng tôi gồm có:

Bên A: CÔNG TY………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

Bên B: CÔNG TY……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..

Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………

Cùng nhau xác nhận công nợ cụ thể như sau:

Công nợ đầu kỳ: ………………. đồng (Theo Biên bản số …….. ngày ……. tháng …. năm ….)

Số phát sinh trong kỳ:

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1
2
3
….
Tổng: ………………………………………

Số tiền bên A đã thanh toán: ……………………….. đồng

Kết luận: Tính đến ngày ………tháng……..năm….. bên A còn nợ bên B số tiền là: ……………………..đồng (bằng chữ: …………….)

Biên bản này dược lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

       ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan