Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần những điều kiện gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và “quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” (quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2009). Vậy theo Luật SHTT, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần những điều kiện gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và “quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” (quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2009). Vậy theo Luật SHTT, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần những điều kiện gì?

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Điều 63 Luật SHTT cụ thể như sau:

Có tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp đó phải có tính mới, tức nó phải khác biệt đáng kể so với các các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tỏng trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể nếu giữa hai đối tượng này có một đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết được, dễ dàng ghi nhớ và có thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó với nhau.

– Kiểu dáng công nghiệp vẫn được coi là có tính mới với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố trong các trường hợp sau đây:
– Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố, nhưng lại không được sự cho phép của người có quyền đang ký (được quy định tại Điều 86 của Luật SHTT).
– Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký (quy định tại Điều 86 của Luật SHTT) được công bố dưới dạng báo cáo khoa học.
– Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký (quy định tại Điều 86 của Luật SHTT) được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Có tính sáng tạo

Kiểu dáng công nghiệp cần có tính sáng tạo, tức là khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tỏng trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng trong công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp cũng cần có khả năng áp dụng trong công nghiệp, tức là nếu nó có thể được dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trên đây là một số những điều mà bạn cần hết sức lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Để nhận thêm thông tin tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ ngay với Luật Dân Việt chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!

Xem thêm:

Hồ sơ công bố mỹ phẩm trong nước gồm những gì?

Dịch vụ đăng ký logo công ty nhanh gọn

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan