Bảo hiểm y tế là gì? Quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định năm 2021

Nhu cầu khám chữa bệnh của mọi công dân là thiết yếu, phổ biến và mất rất nhiều chi phí. Việc có bảo hiểm y tế sẽ làm giảm đi gánh nặng về viện phí cho người dân.

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách về an sinh xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh về các dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế, thuốc trong phạm vi chi trả của bảo hiểm.

Và trong bài viết này, Quý độ giả hãy cùng Luật Dân Việt giải đáp bảo hiểm y tế là gì? Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người tham gia?

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức triển khai, do cơ quan bảo hiểm xã hội đứng ra cấp phát. Bảo hiểm y tế áp dụng cho mọi đối tượng công dân, không nhằm mục đích lợi nhuận trong việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Mỗi một đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế với những mã đối tượng, thông tin và mức hưởng khác nhau. Thẻ bảo hiểm y tế sẽ thể hiện các thông tin như sau:

– Thông tin chủ thẻ: họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ.

– Mã số thẻ bảo hiểm y tế: mã đối tượng, mức hưởng của đối tượng.

– Bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

– Giá trị sử dụng của thẻ từ ngày, tháng, năm.

– Thời điểm xác định sử dụng thẻ từ đủ 05 năm liên tục.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thì hiện nay có tổng cộng 06 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể theo Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6 Nghị định 146 bao gồm các nhóm đối tượng:

Nhóm 1 do người lao động và người sử dụng lao động đóng: người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; quản lý doanh nghiệp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có hưởng lương…

– Nhóm 2 do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng: người hưởng lương hưu, thất nghiệp, mất sức lao động, thai sản…

– Nhóm 3 do ngân sách nhà nước đóng: người có công với cách mạng; sĩ quan, quân nhân quân đội nhân dân; cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân; người thôi hưởng trợ cấp mất sức đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi…

– Nhóm 4 được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: học sinh sinh viên, hộ cận nghèo

– Nhóm 5 do người sử dụng lao động đóng: những người là thân nhân cán bộ chiến sĩ quân đội, công an, thân nhân những người làm cơ yếu.

– Nhóm 6 đối tượng tham gia tự nguyện (bảo hiểm y tế theo hộ gia đình): những người không thuộc các đối tượng nêu trên, cụ thể là không thuộc các đối tượng ở Điều 1, 2, 3, 4, 6 Nghị định 146.

Như vậy, có thể thấy tất cả mọi người thuộc bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tham gia bảo hiểm y tế và được hưởng quyền lợi với mức hỗ trợ cao. Để tiếp tục nội dung bài viết về bảo hiểm y tế là gì? Quyền lợi bảo hiểm y tế chúng tôi sẽ nêu ra những quyền lợi của người tham gia.

Quyền lợi bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế mang đến lợi ích trực tiếp cho người dân khi đi khám, chữa  bệnh bằng cách hỗ trợ chi trả trực tiếp vào tiền viện phí khi thanh toán. Đối với mỗi một đối tượng khác nhau sẽ có những mức hưởng khác nhau, có thể là 100%, 95% hay 80%. Cụ thể theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018 thì mức hưởng của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

– Người tham gia bảo hiểm y tế được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế nằm trong danh mục chi trả khi thuộc các đối tượng tại khoản 3, 4, 8, 9, 11, 17 Điều 3 nghị định 146/2018. Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh:

+ Khám chữa bệnh tại tuyến xã.

+ Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở.

+ Những người đã tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 05 năm liên tục có số tiền cùng thanh toán trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và đi đúng tuyến.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% không áp dụng tỷ lệ thanh toán các dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế, hoá chất, thuốc:

+ Người hoạt động cách mạng trước 01 /01 /1945; người hoạt động cách mạng từ 01 /01 /1945 đến cách mạng tháng Tám.

+ Đối tượng là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Người hưởng chính sách như thương binh, thương binh hạng B, bệnh binh suy giảm từ 81% khả năng lao động, bệnh binh khi điều trị bệnh,vết thương tái phát.

+ Người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hoá học bị suy giảm 81% khả năng lao động.

+ Trẻ em dưới 06 tuổi (72 tháng tuổi).

– Các đối tượng thuộc khoản 1 điều 2, khoản 12 điều 3, khoản 1, 2 điều 4 khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả 95% chi phí trong danh mục bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.

– Các đối tượng còn lại sẽ được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Xem thêm:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2021 thế nào?

Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện ít ai biết

Mức đóng bảo hiểm y tế

Đối với mức đóng bảo hiểm y tế, Quý vị có thể tham khảo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018. Và đáng chú ý là nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện và nhóm đối tượng do người sử dụng lao động và người lao động đóng:

– Nhóm đối tượng tham gia theo hộ gia đình mức đóng sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở. Người đầu tiên sẽ đóng 4,5% mức lương cơ sở/ tháng, người thứ hai, ba, tư lần lượt sẽ đóng 70%, 60%, 50% của người thứ nhất và người thứ 5 trở đi sẽ đóng 40% của người đầu tiên.

– Nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng sẽ đóng 4,5% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, người lao động trích 1,5% và người sử dụng lao động đóng 3%.

Ngoài ra, một số đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế như:

– Hỗ trợ 100% mức đóng đối với hộ cận nghèo ở các xã nghèo theo quy định.

– Tối thiểu hỗ trợ 70% mức đóng cho các đối tượng tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 146.

– Tối thiểu hỗ trợ 30% mức đóng cho các đối tượng tại khoản 3, 4 Điều 4 Nghị định 146.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan