Bạn Biết Những Gì Về Nguyên Tắc Bảo Hộ Quyền Tác Giả?

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả quy định những gì? Là câu hỏi mà không phải cá nhân, chủ sở hữu nào cũng biết.Vì thế mà Luật Dân Việt đã biên soạn bài viết này với hy vọng giúp ích cho bạn phần nào.

Bảo hộ quyền tác giả là một trong những khía cạnh đáng lưu tâm của Sở hữu trí tuệ. Vậy bạn biết những gì về nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả? Quyền tác giả là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được hiểu theo khoản 2 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định rõ trong điều 19 và điều 20 của Luật này.

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả độc lập

Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã được công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa.

Quy định trên được quy định rõ tại khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật. Như vậy, nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả được hiểu là, quyền tác giả đối với tác phẩm được tự động phát sinh tại thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Ngoài ra, trên bình diện quốc tế thì nguyên tắc này còn được hiểu là tại thời điểm tác phẩm được công bố tại 1 quốc gia thành viên tham gia công ước Berne thì cũng được bảo hộ tại các quốc gia còn lại.

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả độc lập “tính nguyên gốc của tác phẩm”

Nguyên tắc này được thể hiện là tác giả phải tự mình sáng tạo nên tác phẩm mà không sao chép từ tác phẩm hay những tác phẩm khác. “Tác phẩm khác” được hiểu là bao gồm cả tác phẩm của chính tác giả sáng tác trước đó. Tính nguyên gốc của tác phẩm thể hiện ở chỗ tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo nên mà không được sao chép từ một hay những tác phẩm khác đã được công bố trước đó.

Theo đó, tác phẩm phải được hình thành trên cơ sở sáng tạo trí tuệ của tác giả. Bởi vậy các nhà văn khiếm thị có thể nhờ người khác tạo nên bản gốc của tác phẩm. Tuy nhiên cụm từ “trực tiếp sáng tạo nên mà không sao chép từ một/những tác phẩm khác” được đề cập ở trên thực tế vẫn có thể dẫn đến 2 bản gốc của 2 tác phẩm được sáng tạo độc lập lại có thể giống hệt nhau.

Ví dụ như 2 nhiếp ảnh gia, sử dụng 2 máy ảnh khác nhau, cùng một góc chụp, cự ly, ánh sáng… có thể tạo ra 2 bức ảnh giống nhau.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có thêm một vài hiểu biết về nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả.

Xem thêm: Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan