6 điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp được đánh giá là một thủ tục khó. Bởi trước, trong và sau khi thành lập, các cá nhân sẽ cần phải thực hiện một số thủ tục nhất định đúng theo quy định để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.

Các doanh nghiệp vẫn thường lầm tưởng khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là công ty đã có thể hoạt động. Đó là một sai lầm cố hữu mà nhiều công ty gặp phải. Cho đến khi bị xử lý mới phát hiện những thiếu sót sau khi thành lập công ty. Để hạn chế những rủi ro pháp lý cho khách hàng trong quá trình hoạt động, đồng thời hỗ trợ thực hiện đầy đủ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm, Luật Dân Việt sẽ đưa ra một số lưu ý trong nội dung bài viết này.

nhung-dieu-can-lam-sau-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm những gì?

Cá nhân, tổ chức cần lưu ý các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm như sau:

– Đặt con dấu pháp nhân của công ty, công bố mẫu dấu công ty lên cổng thông tin quốc gia để đăng ký mẫu con dấu

– Làm biển tên và treo biển tên tại địa chỉ trụ sở chính

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo về tài khoản ngân hàng

– Đăng ký dịch vụ chữ ký số và cài đặt chữ ký số điện tử

– Đăng ký nộp thuế điện tử

– Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

– Đăng ký đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn

– Kê khai và nộp thuế GTGT theo quý, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo thuế cuối năm

Bước 1: Đặt dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu lên cơ quan nhà nước

Sau khi thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần liên hệ với công ty làm dấu để đặt làm con dấu pháp nhân cho công ty. Sau đó, khách hàng thực hiện việc đăng ký sử dụng mẫu dấu đó lên cơ quan nhà nước, bao gồm:

– Thông báo sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp

– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ kèm theo văn bản ủy quyền thực hiện (Nếu có)

Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật Dân Việt, chúng tôi sẽ trực tiếp đặt và nhận con dấu pháp nhân cho hoàn toàn miễn phí, đồng thời công bố trực tiếp mẫu dấu đó cho khách hàng.

Bước 2: Gắn biển tên công ty tại trụ sở chính

Doanh nghiệp sau khi thành lập cần làm biển tên công ty và treo tại địa chỉ trụ sở chính. Biển tên công ty phải có đủ các thông tin như tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ cụ thể của trụ sở chính…

Trường hợp doanh nghiệp không treo biển tên tại địa chỉ trụ sở chính, khi cơ quan thuế kiểm tra có thể bị xử phạt hành chính từ 1 đến 3 triệu đồng.

Luật Dân Việt hỗ trợ đặt làm biển tên công ty với chi phí hợp lý nhất.

Bước 3: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo sử dụng tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp muốn nộp thuế điện tử cũng như thực hiện các giao dịch thông qua chuyển khoản cần phải có tài khoản ngân hàng. Để đăng ký tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng theo mẫu:

– Thông báo mở tài khoản ngân hàng

– Giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân của người được ủy quyền (Nếu có)

Khi đã được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận, doanh nghiệp tới ngân hàng để thực hiện các thủ tục có liên quan.

Luật Dân Việt hỗ trợ thông báo, mở tài khoản ngân hàng hoàn toàn miễn phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.

Thời gian thực hiện việc đăng ký tài khoản ngân hàng từ 4 – 5 ngày làm việc.

Bước 4: Đăng ký mua chữ ký số và cài đặt chữ ký số

Pháp luật quy định giá trị pháp lý của chữ ký số tương đương với con dấu pháp nhân của công ty. Việc kê khai và nộp thuế điện tử buộc doanh nghiệp cần phải có chữ ký số.

Luật Dân Việt sẽ trực tiếp hỗ trợ quý khách hàng đăng ký mua chữ ký số đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng cài đặt và sử dụng chữ ký số.

Bước 5: Kê khai và nộp thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế gián thu, pháp luật đã có quy định rõ các mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng tại Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016:

– Vốn điều lệ dưới 10 tỉ: 2.000.000 đồng/năm

– Vốn điều lệ trên 10 tỉ: 3.000.000 đồng/năm

– Với các doanh nghiệp thành lập từ 1/7 trong năm đó, chỉ nộp 1 nửa số tiền phí môn bài/năm

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng trong trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất hoặc trong thời hạn 30 ngày kề từ ngày đăng ký kinh doanh nếu công ty chưa phát sinh sản xuất.

Bước 6: Đặt in hóa đơn và thông báo sử dụng hóa đơn 

Trước khi đặt in hoá đơn doanh nghiệp cần gửi đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty và thông báo doanh nghiệp có được đặt in hoá đơn hay không.

Xem thêm:

Thành Lập Doanh Nghiệp Hàn Quốc Tại Việt Nam (Quy trình thực hiện)

Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Doanh Nghiệp Tiếng Anh Là Gì?

Luật Dân Việt hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp trọn gói

Là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, Luật Dân Việt hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng. Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Dân Việt sẽ không cần lo lắng đến các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm, bởi chúng tôi sẽ thực hiện tất cả mọi quy trình liên quan. Cụ thể, quý khách hàng sẽ nhận được những kết quả sau khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thông báo của cơ quan thuế về việc thành lập

– Con dấu pháp nhân, dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật

– Công bố mẫu dấu trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh

– Thông báo tài khoản ngân hàng miễn phí và nhanh nhất

– Cung cấp dịch vụ chữ ký số và hỗ trợ khách hàng cài đặt

– Hướng dẫn khách hàng kê khai và nộp thuế môn bài

– Tư vấn cách thức nộp thuế điện tử

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý doanh nghiệp

– Hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế website, thực hiện các dịch vụ liên quan đến thiết kế, sở hữu trí tuệ, giấy phép…

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với Luật Dân Việt dể được hỗ trợ nhanh nhất.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan